Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4051
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần Văn, Cường-
dc.contributor.authorNguyễn Ngọc, Trâm-
dc.date.accessioned2022-11-21T03:16:44Z-
dc.date.available2022-11-21T03:16:44Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4051-
dc.description.abstractNghiên cứu 60 bệnh nhân sau mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm, được giảm đau bằng gây tê cơ vuông thắt lưng với hỗn hợp 20 ml Ropivacain 0,2% – Dexamethason 2 mg mỗi bên hoặc 20 ml Ropivacain 0,2% đơn thuần, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1. Về hiệu quả giảm đau - Gây tê cơ vuông thắt lưng với hỗn hợp Ropivacain – Dexamethason có hiệu quả giảm đau tốt hơn so với gây tê cơ vuông thắt lưng với Ropivacain đơn thuần. - Thời gian yêu cầu thuốc giảm đau liều đầu tiên trung bình sau mổ ở nhóm gây tê cơ vuông thắt lưng với hỗn hợp Ropivacain – Dexamethason là 785,33 ± 115,13 phút kéo dài hơn so với nhóm gây tê cơ vuông thắt lưng với Ropivacain đơn thuần là 468,67 ± 78,64 phút (p < 0,01). - Trong 24 giờ đầu sau mổ, nhóm gây tê cơ vuông thắt lưng với hỗn hợp Ropivacain – Dexamethason tiêu thụ 7,4 ± 1,59 mg morphin ít hơn nhóm gây tê cơ vuông thắt lưng đơn thuần tiêu thụ 10,30 ± 1,41 mg morphin (p < 0,05). Không có sự khác biệt về lượng morphin tiêu thụ ở giờ 48 sau mổ. - Tất cả bệnh nhân ở hai nhóm đều đánh giá rất hài lòng và hài lòng. 2. Về các tác dụng không mong muốn - Các chỉ số liên quan đến huyết động và hô hấp ở cả hai nhóm đều trong giới hạn bình thường và tương đương nhau ở tất cả các thời điểm nghiên cứu. - Gây tê cơ vuông thắt lưng với hỗn hợp Ropivacain – Dexamethason có tỷ lệ nôn, buồn nôn thấp hơn so với gây tê cơ vuông thắt lưng với Ropivacain đơn thuần. - Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp các tai biến nào liên quan gây tê QLB.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sinh lý đau 3 1.1.1. Định nghĩa đau 3 1.1.2. Ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật 3 1.1.3. Cơ chế gây đau 3 1.1.4. Lượng giá cường độ đau 6 1.2. Phẫu thuật mổ lấy thai 8 1.2.1. Định nghĩa 8 1.2.2. Đau sau mổ lấy thai 8 1.3. Các phương pháp điều trị giảm đau sau mổ lấy thai 9 1.3.1. Giảm đau đường toàn thân 9 1.3.2. Giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng 10 1.3.3. Giảm đau bằng gây tê thân thần kinh dưới hướng dẫn siêu âm 10 1.4. Giải phẫu thành bụng 11 1.4.1. Các cơ thành bụng 11 1.4.2. Lớp mạc 13 1.4.3.Thần kinh chi phối thành bụng 14 1.5. Gây tê cơ vuông thắt dưới hướng dẫn siêu âm 16 1.5.1. Khái niệm cơ bản về siêu âm 16 1.5.2. Kĩ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng 16 1.5.3. Tác dụng giảm đau 19 1.6. Các thuốc sử dụng trong gây tê vùng 19 1.6.1. Ropivacain 19 1.6.2. Dexamethasone 22 1.7. Các nghiên cứu về gây tê cơ vuông thắt lưng và phối hợp thuốc tê với dexamethason 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 29 2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Cỡ mẫu 30 2.2.3. Chọn mẫu 30 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 30 2.2.5. Phương pháp tiến hành 32 2.3. Thu thập số liệu 36 2.3.1. Các tiêu chí nghiên cứu 36 2.3.2. Các tiêu chuẩn nghiên cứu 36 2.4. Phân tích và xử lý số liệu 38 2.5. Đạo đức nghiên cứu 38 2.6. Sơ đồ nghiên cứu 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 40 3.2. Đặc điểm phẫu thuật 42 3.3. Đặc điểm liên quan gây tê cơ vuông thắt lưng 45 3.4. Đánh giá hiệu quả giảm đau 46 3.4.1. Mức độ đau khi nghỉ ngơi 46 3.4.2. Mức độ đau khi vận động 48 3.4.3. Nhu cầu thuốc giảm đau 50 3.5. Đánh giá tác dụng không mong muốn của hai phương pháp nghiên cứu 52 3.5.1. So sánh mức độ ảnh hưởng lên tần số tim và huyết áp 52 3.5.2. So sánh mức ảnh hưởng lên hô hấp 55 3.5.3. So sánh mức độ nôn, buồn nôn ở hai nhóm 58 3.5.4. Tác dụng không mong muốn khác 59 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60 4.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật 60 4.1.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng 60 4.1.2. Đặc điểm các loại bệnh và phân loại phẫu thuật 62 4.1.3. Đặc điểm của các thuốc dùng trong mổ 63 4.2. Đặc điểm của kỹ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng 63 4.2.1. Khoảng cách từ mặt da đến khoang bao cơ vuông thắt lưng 63 4.2.2. Thời gian thực hiện kỹ thuật QLB 63 4.2.3. Thời gian chờ tác dụng 64 4.3. Hiệu quả giảm đau của hai phương pháp 64 4.3.1. Thời gian yêu cầu thuốc giảm đau đầu tiên 64 4.3.2. Lượng morphin tiêu thụ sau mổ 66 4.3.3. So sánh hiệu quả giảm đau qua thang điểm VAS 68 4.3.4. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với giảm đau 69 4.4. Ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp và tác dụng không mong muốn 69 4.4.1. Thay đổi về tuần hoàn 69 4.4.2. Thay đổi về hô hấp 70 4.4.3. Mức độ nôn, buồn nôn 70 4.4.4. Các tác dụng không mong muốn khác 71 KẾT LUẬN 74 KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectGiảm đau sau mổ lấy thaivi_VN
dc.subjectgây tê cơ vuông thắt lưngvi_VN
dc.subjectdexamethasonvi_VN
dc.titleTác dụng giảm đau sau phẫu thuật lấy thai của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng hai bên liều duy nhất dưới hướng dẫn siêu âm với hỗn hợp Ropivacain – Dexamethasonvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN QLB TRÂM.docx
  Restricted Access
4.61 MBMicrosoft Word XML
LUẬN VĂN QLB TRÂM.pdf
  Restricted Access
2 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.