Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4012
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê Thanh, Dũng-
dc.contributor.authorNguyễn Ngọc, Sơn-
dc.date.accessioned2022-11-18T02:58:34Z-
dc.date.available2022-11-18T02:58:34Z-
dc.date.issued2022-11-09-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4012-
dc.description.abstractUng thư phổi là bệnh lý có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Theo Globocan 2020, trên thế giới ung thư phổi đứng hàng thứ hai về số ca mắc mới đồng thời cũng chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các nguyên nhân tử vong do ung thư.Tại Việt Nam, ung thư phổi hiện là ung thư phổ biến thứ hai ở cả hai giới.Tuy nhiên ở nước ta có trên 80% ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, chỉ khoảng 15% các trường hợp được chẩn đoán có khả năng phẫu thuật. Việc sàng lọc và chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn sớm khi bệnh còn biểu hiện là nốt đơn độc có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bệnh nhân có cơ hội được điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, tăng tỷ lệ sống sau 5 năm đồng thời giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới định nghĩa các nốt đơn độc nhỏ là các nốt phổi có kích thước ≤ 2cm. Tỷ lệ ác tính của các nốt này khoảng 20-41%. Tuy nhiên kích thước nốt ≤ 2cm lại là thách thức trong chẩn đoán bản chất. Nghiên cứu của E. Lissavalid và cộng sự năm 2022 về sinh thiết xuyên thành ngực (STXTN) dưới cắt lớp vi tính (CLVT), với nhóm nốt phổi ≤ 2cm độ chính xác tổng thể giảm, tỷ lệ tai biến tràn khí màng phổi cần đặt dẫn lưu cao hơn, thời gian nằm viện vì tràn khí màng phổi kéo dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nốt kích thước lớn hơn. STXTN dưới hướng dẫn CLVT đang là kĩ thuật được lựa chọn hàng đầu để chẩn đoán bản chất các nốt đơn độc nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của CLVT là không có tính thời gian thực, bác sĩ làm thủ thuật sau khi đưa kim đến vị trí định vị, sẽ bấm sinh thiết dựa vào hình ảnh kiểm tra trước đó, có sai số nhỏ từ khi định vị đến khi bấm sinh thiết đặc biệt khi các tổn thương có kích thước nhỏ và người bệnh hợp tác nín thở không tốt. Đây là kĩ thuật ít xâm lấn tuy nhiên nguy cơ xảy ra tai biến, nguy cơ gia tăng khi sinh thiết các tổn thương nhỏ, nằm gần tim và mạch máu lớn. Máy CLVT được tích hợp phần mềm chiếu Fluoroscopy được giới thiệu đầu tiên năm 1993 nhằm kết hợp ưu điểm của cắt lớp vi tính và màn huỳnh quang tăng sáng. Với cắt lớp vi tính Fluoroscopy (CTF), quá trình kim đi tới và xuyên qua tổn thương phổi được hiển thị trên màn hình theo thời gian thực nên phương tiện này thích hợp trong sinh thiết những nốt phổi nhỏ, di động liên tục trong quá trình sinh thiết như sát vòm hoành, sát tim. Mặt khác phương tiện này giúp thủ thuật được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hạn chế tối đa việc gây tổn thương các cơ quan quan trọng trong lồng ngực. Ở Việt Nam, CTF còn chưa phổ biến và chưa có nghiên cứu nào về kĩ thuật sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CTF đối với các nốt đơn độc kích thước ≤ 2cm ở phổi. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu “Nhận xét kết quả kĩ thuật sinh thiết xuyên thành ngực nốt đơn độc ≤ 2cm ở phổi dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính Fluoroscopy”, với 2 mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm hình ảnh nốt đơn độc ở phổi ≤ 2cm trên cắt lớp vi tính 2. Giá trị và tính an toàn của kĩ thuật sinh thiết xuyên thành ngực nốt đơn độc ≤ 2cm ở phổi dưới cắt lớp vi tính Fluoroscopy.vi_VN
dc.description.tableofcontents  MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về ung thư phổi 3 1.1.1. Định nghĩa ung thư phổi 3 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học ung thư phổi 3 1.1.3. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi 3 1.2. Tổng quan về nốt đơn độc phổi 5 1.2.1. Định nghĩa 5 1.2.2. Nguyên nhân nốt đơn độc phổi 5 1.2.3. Tiếp cận lâm sàng chẩn đoán nốt đơn độc 6 1.2.4. Đặc điểm hình ảnh nốt đơn độc phổi trên CLVT. 6 1.2.5. Quản lý nốt phổi theo Fleischner 2017 11 1.3. Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CTF 14 1.3.1. Nguyên lí tạo ảnh CTF 14 1.3.2. Liều tia 15 1.3.3. Vận hành máy CTF 16 1.3.4. Ưu điểm của CTF trong hướng dẫn sinh thiết xuyên thành ngực 17 1.3.5. Chỉ định sinh thiết xuyên thành ngực 19 1.3.6. Chống chỉ định sinh thiết xuyên thành ngực 19 1.3.7. Chỉ định sử dụng CTF trong sinh thiết xuyên thành ngực 19 1.3.8. Quy trình sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn CTF 20 1.3.9. Tai biến của sinh thiết xuyên thành ngực dưới CTF 34 1.4. Tình hình nghiên cứu sinh thiết xuyên thành ngực dưới CTF trên thế giới và tại Việt Nam 38 1.4.1. Trên thế giới 38 1.4.2. Tại Việt Nam 39 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu 40 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 40 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40 2.1.3. Một số tiêu chuẩn khác 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu 41 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41 2.2.2. Chọn mẫu 41 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 41 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 41 2.2.5. Quy trình sinh thiết xuyên thành ngực dưới CTF 43 2.2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu 43 2.2.7. Công cụ nghiên cứu 46 2.2.8. Phương pháp thu thập thông tin 38 2.2.9. Xử lý số liệu 38 2.2.10. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 38 2.3. Đạo đức nghiên cứu 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 40 3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu. 40 3.1.1. Tuổi. 40 3.1.2. Giới tính 41 3.1.3. Đặc điểm mô bệnh học. 42 3.2. Đặc điểm hình ảnh nốt phổi đơn độc trên phim CLVT lồng ngực. 44 3.3. Kĩ thuật sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn CTF. 46 3.3.1. Giá trị của sinh thiết xuyên thành ngực dưới CTF 46 3.3.2. Tính an toàn của thủ thuật sinh thiết xuyên thành ngực dưới CTF 50 3.3.3. Một số yếu tố liên quan tới tai biến 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58 4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu 58 4.1.1. Tuổi 58 4.1.2. Giới tính 58 4.1.3. Lý do vào viện 58 4.1.4. Đặc điểm mô bệnh học. 59 4.1.5. Tiền sử ung thư ngoài phổi 60 4.2. Đặc điểm hình ảnh nốt đơn độc ở phổi trên cắt lớp vi tính 60 4.2.1. Kích thước. 61 4.2.2. Vị trí. 62 4.2.3. Đặc điểm về tỷ trọng 62 4.2.4. Đặc điểm vôi hóa 63 4.2.5. Đặc điểm đường bờ nốt đơn độc ở phổi. 64 4.3. Sinh thiết xuyên thành nốt đơn độc phổi dưới hướng dẫn của CTF. 66 4.3.1. Giá trị của STXTN dưới hướng dẫn CTF 66 4.3.2. Tai biến sinh thiết và các yếu tố liên quan. 70 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectsinh thiếtvi_VN
dc.subjectcắt lớp vi tính Fluoroscopyvi_VN
dc.titleNhận xét kết quả kĩ thuật sinh thiết xuyên thành ngực nốt đơn độc ≤ 2cm ở phổi dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính Fluoroscopyvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
luận văn Nguyễn Ngọc Sơn (NỘP THƯ VIỆN).docx
  Restricted Access
4.71 MBMicrosoft Word XML
luận văn Nguyễn Ngọc Sơn (NOP THU VIEN) bản PDF.pdf
  Restricted Access
1.99 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.