Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4000
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐặng, Thị Việt Hà-
dc.contributor.authorNguyễn, Duy Hưng-
dc.date.accessioned2022-11-17T01:50:07Z-
dc.date.available2022-11-17T01:50:07Z-
dc.date.issued2022-11-08-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4000-
dc.description.abstract1. Khảo sát mức lọc cầu thận ước tính theo các công thức MDRD, CKD-EPI và theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính. - Mức lọc cầu thận đo được dựa trên độ thanh thải creatinine nội sinh trên mẫu nước tiểu 12h của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 54,2 ± 30,87 ml/ph/1,73m2. - Mức lọc cầu thận ước tính theo công thức MDRD là 47,6 ± 25,02 ml/ph/1,73m2, theo công thức CKD-EPI là 46,2 ± 25,46 ml/ph/1,73m2, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với độ thanh thải creatinine nội sinh. - Số bệnh nhân có mức lọc cầu thận < 60 ml/ph/1,73m2 tính theo công thức MDRD và CKD-EPI cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cách tính theo độ thanh thải creatinine nội sinh. 2. Phân tích sự tương quan giữa mức lọc cầu thận ước tính sử dụng công thức MDRD, CKD-EPI và mức lọc cầu thận tính theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. - Công thức MDRD phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tương đồng hơn CKD-EPI khi so với độ thanh thải creatinine nội sinh (hệ số Kappa lần lượt là 0,595 và 0,528). - Công thức MDRD có hệ số tương quan cao hơn CKD-EPI trên toàn bộ mẫu và theo các giai đoạn bệnh thận mạn khi so với độ thanh thải creatinine nội sinh, hệ số tương quan giảm dần từ giai đoạn I đến giai đoạn V. - Ở nhóm có ĐTTCre < 60 ml/p/1,73m2, công thức MDRD có hệ số tương quan cao hơn, độ chệch, độ chụm của sai số thấp hơn, độ chính xác trong khoảng 30% ĐTTCre cao hơn công thức CKD-EPI, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm có ĐTTCre ≥ 60 ml/p/1,73m2, hai công thức không có sự khác biệt. - Ở nhóm bệnh nhân < 50 tuổi, độ chệch của công thức CKD-EPI thấp hơn MDRD khi so với ĐTTCre, ngược lại ở nhóm bệnh nhân > 60 tuổi, công thức MDRD có độ chệch thấp hơn. Độ chệch của công thức CKD-EPI tăng lên ở nhóm bệnh nhân ≥ 80 tuổi, trong khi độ chính xác trong khoảng 30% ĐTTCre giảm xuống 60,7%, trong khi công thức MDRD là 82,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Độ thanh thải creatinine, độ chệch, độ chính xác trong khoảng 30% ĐTTCre của công thức MDRD và CKD-EPI không ảnh hưởng bởi giới tính. - Độ chính xác trong khoảng 30% ĐTTCre của 2 công thức MDRD và CKD-EPI đều > 80% ở bệnh thận mạn giai đoạn II đến IIIb tính theo ĐTTCre, giảm xuống 59,1% ở bệnh thận mạn giai đoạn V. - Công thức MDRD có độ chệch thấp hơn CKD-EPI khi so với ĐTTCre ở nhóm có BMI < 23 kg/m2. Ở nhóm có BMI ≥ 23 kg/m2, độ chệch của cả 2 công thức đều tăng. - Độ chệch của công thức MDRD và CKD-EPI so với ĐTTCre chịu ảnh hưởng của mức độ tăng huyết áp và tình trạng kiểm soát đường huyết nhưng cần thêm các nghiên cứu để đánh giá thêm.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương chức năng sinh lý thận 3 1.1.1. Chức năng sinh lý của thận 3 1.1.2. Quá trình lọc ở cầu thận 3 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc 5 1.1.4. Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận 7 1.2. Bệnh thận mạn tính 8 1.2.1. Định nghĩa 8 1.2.2. Các giai đoạn bệnh thận mạn tính 9 1.2.3. Suy thận mạn 10 1.3. Phương pháp thăm dò chức năng lọc của cầu thận 10 1.3.1. Khái niệm độ thanh thải và mức lọc cầu thận 10 1.3.2. Inulin và độ thanh thải Inulin 12 1.3.3. Creatinine huyết thanh và độ thanh thải Creatinine 13 1.3.4. Công thức MDRD 16 1.3.5. Công thức CKD-EPI 20 1.3.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 22 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25 2.1.1. Thời gian nghiên cứu 25 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 25 2.2. Đối tượng nghiên cứu 25 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn lựa: 25 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.3.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu 26 2.4. Công cụ nghiên cứu 26 2.5. Phương pháp thu thập thông tin 27 2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu 27 2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu 32 2.8. Xử lý số liệu 33 2.9. Sai số và khống chế sai số 33 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 33 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Khảo sát mức lọc cầu thận ước tính theo các công thức MDRD, CKD-EPI và theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính 35 3.2. Phân tích sự tương quan giữa mức lọc cầu thận ước tính sử dụng công thức MDRD, CKD-EPI và mức lọc cầu thận tính theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 41 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 54 4.1. Khảo sát mức lọc cầu thận ước tính theo các công thức MDRD, CKD-EPI và theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính. 54 4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 54 4.1.2. Các chỉ số huyết học và sinh hóa 56 4.1.3. Nguyên nhân bệnh thận mạn 56 4.1.4. Kết quả đánh giá chức năng lọc cầu thận 57 4.2. Phân tích sự tương quan giữa mức lọc cầu thận ước tính sử dụng công thức MDRD, CKD-EPI và mức lọc cầu thận tính theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 59 4.2.1. Đánh giá giai đoạn bệnh thận mạn 59 4.2.2. Hệ số tương quan giữa mức lọc cầu thận ước tính tính theo công thức MDRD và CKD-EPI với độ thanh thải creatinine nội sinh 61 4.2.3. Hiệu suất của mức lọc cầu thận ước tính theo công thức MDRD và CKD-EPI so với độ thanh thải creatinine 65 4.2.4. Ảnh hưởng của độ tuổi 66 4.2.5. Ảnh hưởng của giới tính 68 4.2.6. Ảnh hưởng của mức lọc cầu thận 69 4.2.7. Ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể 71 4.2.8. Ảnh hưởng của tình trạng huyết áp 72 4.2.9. Ảnh hưởng của mức độ kiểm soát đường huyết 73 KẾT LUẬN 75 1. Khảo sát mức lọc cầu thận ước tính theo các công thức MDRD, CKD-EPI và theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính. 75 2. Phân tích sự tương quan giữa mức lọc cầu thận ước tính sử dụng công thức MDRD, CKD-EPI và mức lọc cầu thận tính theo độ thanh thải creatinine nội sinh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectmức lọc cầu thậnvi_VN
dc.subjectđộ thanh thải creatininevi_VN
dc.titleKHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH SỬ DỤNG CÔNG THỨC MDRD VÀ CKD-EPI VỚI MỨC LỌC CẦU THẬN ĐO ĐƯỢC DỰA TRÊN ĐỘ THANH THẢI CREATININE NỘI SINHvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Duy Hưng - CH Nội K 29.pdf
  Restricted Access
1.91 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Nguyễn Duy Hưng - CH Nội K29.docx
  Restricted Access
974.71 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.