Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3971
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorGS. TS. Phạm, Minh Thông-
dc.contributor.authorPhan, Thị Lan Phương-
dc.date.accessioned2022-11-16T07:24:38Z-
dc.date.available2022-11-16T07:24:38Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3971-
dc.description.abstractTrượt đốt sống (TĐS) là trượt đốt sống thắt lưng liên quan đến đốt sống bên dưới. Trượt ra trước ( trượt đốt sống ra trước) thường gặp hơn trượt sau ( trượt đốt sống ra sau), hay gặp nhất là ở tầng L4-L5.1 Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng, ảnh hưởng lớn tới đời sống và kinh tế của người bệnh, đồng thời là gánh nặng cho xã hội… Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 2-3% dân số mắc bệnh TĐS, chi phí hàng năm trên 21 tỷ đô la Mỹ cho việc khám và chữa bệnh. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây ra như bẩm sinh, thoái hoá, khuyết eo, chấn thương… Mỗi nguyên nhân của bệnh gây nên một biến đổi giải phẫu riêng, tuy nhiên đặc điểm chung nhất là đều gây nên sự di chuyển bất thường ra phía trước của thân đốt sống cùng với cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên.2 Với những hiểu biết về giải phẫu học, sinh lý bệnh và đặc biệt là sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cùng với sự ra đời của nhiều loại dụng cụ hỗ trợ điều trị, chúng ta đã có những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bằng phim Xquang cột sống thắt lưng, việc chẩn đoán xác định trượt đốt sống khá dễ dàng các tư thể chụp thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa.3,4 Để thuận tiện cho tiên lượng và điều trị, có nhiều phân loại về các dạng trượt đốt sống thắt lưng được đề xuất như phân loại năm 1976 của Wiltse-Newman5 hay Meyerding (1938).6 Trong đó phân loại theo đặc điểm hình ảnh Xquang thường quy của Meyerding6 dựa trên tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng thân đốt sống trượt được biết đến như một phương pháp khá phổ biến. Cùng với chẩn đoán bệnh thì điều trị bệnh lý TĐS cũng có nhiều phương pháp. Chỉ định điều trị nội khoa được sử dụng trong những trường hợp không có chèn ép thần kinh, chỉ có biểu hiện đau lưng; biểu hiện triệu chứng chèn ép thần kinh thoáng qua; đau lưng đáp ứng với thuốc giảm đau, sau cố định ngoài bằng áo nẹp; bệnh nhân có nhiều bệnh lý kèm theo ảnh hưởng đến tính mạng. Phẫu thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại hoặc trong những trường hợp chèn ép thần kinh tăng dần; trượt tiến triển ở trẻ em: trượt độ cao ở trẻ em, gù biến dạng vùng thắt lưng cùng và đi lại khó khăn; bệnh nhân có các yếu tố gây mất vững cột sống: khuyết eo; chức năng thần kinh giảm và không cải thiện khi điều trị bảo tồn. Tại nhiều cơ sở y tế chuyên khoa về ngoại thần kinh và cột sống đã tiến hành mổ thường quy bệnh lý TĐS bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống và hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp (TLIF). Việc theo dõi tiến triển của bệnh nhân sau mổ mang lại nhiều giá trị trong chẩn đoán và phương pháp điều trị. Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và hiện đại, xong Xquang thường quy vẫn dùng để đánh giá bệnh nhân sau mổ, là phương pháp an toàn, không can thiệp, chi phí thấp, mức độ nhiễm xạ ít cho bệnh nhân và thầy thuốc. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra, như: triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân TĐS và phân độ trên hình ảnh Xquang có tương xứng không? So sánh tỷ lệ phát hiện TĐS trên hình ảnh Xquang với kết quả phẫu thuật có phù hợp không? Bệnh nhân sau điều trị TĐS bằng phẫu thuật TLIF có những cải thiện trên lâm sàng và trên hình ảnh Xquang như thế nào? Cải thiện mức độ trượt thân đốt sống, chiều cao khoảng gian đĩa đệm trên phim Xquang sau phẫu thuật thay đổi ra sao? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của Xquang thường quy trong đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị trượt thân đốt sống thắt lưng – cùng với kỹ thuật TLIF” với hai mục tiêu chính: - Mục tiêu 1: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh Xquang của bệnh nhân trượt thân đốt sống thắt lưng – cùng trước phẫu thuật TLIF. - Mục tiêu 2: Đánh giá sự cải thiện mức độ trượt thân đốt sống sau phẫu thuật TLIF dựa trên Xquang, có đối chiếu lâm sàng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỘT SỐNG THẮT LƯNG 3 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu đốt sống thắt lưng 3 1.1.2. Cấu tạo đốt sống thắt lưng 3 1.1.3. Các thành phần liên kết giữa các đốt sống 5 1.1.4. Giải phẫu thần kinh sống vùng thắt lưng – cùng và liên quan 7 1.2. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH 9 1.2.1. Lâm sàng trượt đốt sống thắt lưng 9 1.2.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trượt đốt sống thắt lưng 13 1.2.3. Chẩn đoán xác định trượt đốt sống thắt lưng 23 1.2.4. Chẩn đoán phân biệt bệnh trượt đốt sống thắt lưng 24 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG 24 1.3.1. Điều trị bảo tồn trượt đốt sống thắt lưng 24 1.3.2. Phẫu thuật điều trị trượt đốt sống thắt lưng 25 1.4. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 28 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới 28 1.4.2. Nghiên cứu trong nước 29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 32 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.3.2. Mẫu nghiên cứu: thuận tiện. 32 2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu 33 2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 33 2.3.5. Phương tiện và công cụ thu thập thông tin 33 2.3.6. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin 33 2.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 34 2.5. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 36 2.5.1. Các biến số nghiên cứu 36 2.5.2. Một số tiêu chuẩn trong nghiên cứu 42 2.6. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ 42 2.7. PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU 43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 45 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học 45 3.1.2. Đặc điểm bênh lý của đối tượng nghiên cứu 46 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CỦA BỆNH NHÂN TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG – CÙNG 47 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng cơ năng khi bệnh nhân vào viện 47 3.2.2. Chẩn đoán hình ảnh 50 3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 54 3.3.1. Thời điểm bệnh nhân ra viện 54 3.3.2. Thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng 58 3.3.3. Thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng 60 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 63 4.1.1. Giới tính 63 4.1.2. Tuổi 63 4.1.3. Đặc điểm bệnh lý 64 4.2. Đặc điểm hình ảnh trượt đốt sống trên phim chụp Xquang thường quy trước phẫu thuật TLIF 66 4.3. Đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng lâm sang và hình ảnh Xquang sau phẫu thuật TLIF 73 4.3.1. Đánh giá dựa trên lâm sàng 73 4.3.2. Đánh giá dựa trên chẩn đoán hình ảnh 74 4.3.3. Đánh giá kết quả sau mổ 1 tháng 77 4.3.4. Đánh giá kết quả sau mổ 3 tháng 78 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTrượt đốt sốngvi_VN
dc.subjectKỹ thuật TLIFvi_VN
dc.titleVai trò của Xquang thường quy trong đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị trượt thân đốt sống thắt lưng - cùng với kỹ thuật TLIFvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Phan Thị Lan Phương CH29 CĐHA.docx
  Restricted Access
5.76 MBMicrosoft Word XML
Phan Thị Lan Phương CH29 CĐHA.pdf
  Restricted Access
3.61 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.