Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3965
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Quốc Dũng-
dc.contributor.advisorBùi, Văn Giang-
dc.contributor.authorLê, Đức Nam-
dc.date.accessioned2022-11-14T02:45:28Z-
dc.date.available2022-11-14T02:45:28Z-
dc.date.issued2022-11-02-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3965-
dc.description.abstractĐiều trị triệt căn như phẫu thuật cắt bỏ, đốt sóng cao tần hay vi sóng, thường được áp dụng cho những giai đoạn sớm. Nút mạch hóa chất (transarterial chemoembolization - TACE) chỉ định rộng cho những trường hợp u gan không còn khả năng phẫu thuật từ giai đoạn trung gian đến giai đoạn tiến triển với mục đích: hạ bậc u, bắc cầu chờ ghép gan, giảm kích thước u, chăm sóc giảm nhẹ và một số trường hợp điều trị triệt căn.4-6 TACE ngày càng phát triển thì một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể đánh giá một cách rõ ràng được sự biến đổi hay phản ứng của khối u sau điều trị, cũng như đáp ứng khối u ra sao trên chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) để từ đó đưa ra các chiến lược tiếp theo, đây là một thách thức không hề nhỏ trên thực tế lâm sàng. Trước đây đã có nhiều bảng phân loại về đáp ứng điều trị của u gan như WHO, RECIST, mRECIST, EASL, nhìn chung các bảng này đều đánh giá theo mức độ bệnh nhân (Patient-level) nhưng chưa thực sự giải quyết được sự biến đổi của từng tổn thương u gan riêng lẻ sau điều trị tại chỗ (Lesion-level), phân loại mRECIST trên thực tế rất phức tạp trong sử dụng vì chúng ra phải lựa chọn tổn thương đích, tổn thương không đích rồi tổn thương mới sau đó mới phân loại đáp ứng cho từng bệnh nhân.5,7 Chính sự phát triển vượt bậc của điều trị tại chỗ và những khó khăn trong đánh giá từng tổn thương sau điều trị đã dẫn đến việc phát triển một bản phân loại mới về dữ liệu hình ảnh của gan trong đánh giá đáp ứng điều trị (Liver Imaging Reporting and Data System for Treatment Response: LR-TR), đây là bản cập nhật năm 2018 của Trường môn CĐHA Hoa Kỳ (ACR) là một thiết kế phù hợp cho các nhà (CĐHA) nói chung và các nhà can thiệp mạch u gan nói riêng trong việc đánh giá đáp ứng điều trị u gan bằng cắt lớp vi tính (CLVT) hoặc cộng hưởng từ (CHT). Với việc LR-TR đưa ra 4 nhóm phân loại về đáp ứng điều trị tại chỗ gồm LR-TR còn u (LR-TR Viable), LR-TR không còn u (LR-TR Nonviable), LR-TR nghi ngờ (LR-TR Equivocal), và LR-TR không đánh giá được (LR-TR Nonevaluable), đồng thời với mỗi phân loại là các tiêu chuẩn hình ảnh rõ ràng để xếp loại, cách xếp loại nhanh chóng do đó dễ thực hiện trên lâm sàng. Ngoài việc xếp loại rõ ràng thì còn có thêm các hướng dẫn theo dõi lần tiếp theo khi nào, theo dõi bằng phương tiện hình ảnh cũ hay phương tiện hình ảnh mới, đây là một trong những điểm nổi trội hơn của LR-TR so với các phân loại trước đây, và cũng phù hợp với thực tế lâm sàng trong quản lý sau điều trị u gan tại chỗ nói chung và sau TACE nói riêng. . So sánh giá trị tiêu chuẩn LR-TR và mRECIST trong đánh giá đáp ứng điều trị UTTBG sau nút mạch: - Giá trị mRECIST đánh giá đáp ứng điều trị đối chiếu tiêu chuẩn tham chiếu: độ nhạy 77,5%, độ đặc hiệu 83,3%, giá trị dương tính giả 16,7%, âm tính giả 22,5%, độ chính xác 84,4%. Độ nhạy và độ chính xác của LR-TR cao hơn so với mRECIST, độ đặc hiệu và dương tính giả tương đương, âm tính giả của LR-TR thấp hơn so với mRECIST, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. - So sánh giá trị LR-TR và mRECIST theo từng nhóm can thiệp (Đối chiếu bảng 3.15 và 3.26): Trong nhóm c-TACE thì đánh giá bằng tiêu chuẩn LR-TR hay mRECIST có giá trị như nhau. Trong nhóm Deb-TACE: LR-TR có độ nhạy, độ chính xác cao hơn so với mRECIST, có giá trị âm tính giả thấp hơn so với mRECIST. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05. - So sánh giá trị của LR-TR và mRECIST theo kích thước của khối u, mức độ can thiệp: không có sự khác biệt giữa 2 phân loại với p>0,05. - So sánh giá trị của LR-TR và mRECIST theo đặc điểm ngấm thuốc thì động mạch: cả hai phân loại đều tương quan rất chặt chẽ với đặc điểm ngấm thuốc động mạch, sự khác biệt về giá trị không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05. - So sánh giá trị LR-TR và mRECIST với đặc điểm thải thuốc thì TMC của u gan sau điều trị: Không thải thuốc tương ứng nhóm mRECIST không còn u với tỷ lệ 100%, nếu có thải thuốc thì tỷ lệ mRECIST không còn u ở nhóm Deb-TACE là 17,6% và c-TACE là 9,1%. So sánh với tương quan LR-TR và thải thuốc TMC (bảng 3.22), không có trường hợp nào có thải thuốc thì TMC xếp loại không còn u. Tuy nhiên sự khác biệt giá trị của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số đặc điểm đại cương về chẩn đoán UTTBG: 3 1.1.1. Chẩn đoán xác định: 3 1.1.2. Chẩn đoán giai đoạn UTTBG: 3 1.2. Các phương pháp điều trị UTTBG 6 1.2.1. Cắt gan: 6 1.2.2. Ghép gan 6 1.2.3. Phá hủy u tại chỗ: 7 1.2.4. Điều trị can thiệp qua đường động mạch 7 1.2.5. Điều trị hệ thống 8 1.2.6. Điều trị đa mô thức trong UTBM tế bào gan 8 1.3. Tắc mạch hóa chất điều trị UTTBG: 9 1.3.1. Cơ sở khoa học của phương pháp: 9 1.3.2. Chỉ định và chống chỉ định: 9 1.3.3. Các phương pháp tắc mạch (Tắc mạch hóa chất cổ điển bằng hóa dầu và tắc mạch sửa dụng hạt vi cầu tải hóa chất): 10 1.4. Đặc điểm hình ảnh u sau nút mạch hóa chất: 12 1.4.1. Siêu âm 12 1.4.2. CLVT/CHT 13 1.5. Các tiêu chuẩn hình ảnh về đáp ứng sau điều trị TACE của UTTBG 15 1.5.1. Tiêu chuẩn WHO, RECIST, EASL, mRECIST: 15 1.5.2. Tiêu chuẩn LI-RADS về đáp ứng điều trị : 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 28 2.2. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu 29 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 30 2.3.3. Công cụ thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu: 30 2.3.4. Phương tiện kỹ thuật chính: 30 2.3.5. Các quy trình kỹ thuật chính thực hiện trong đề tài: 31 2.4. Các biến số và chỉ tiêu nghiên cứu chính: 35 2.4.1. Các chỉ tiêu lâm sàng và xét nghiệm trước điều trị 35 2.4.2. Các thông số khối u trên CLVT trước can thiệp: 35 2.4.3. Các chỉ tiêu trên chụp mạch số hóa xóa nền: 38 2.4.4. Các thông số lâm sàng và cận lâm sàng sau điều trị: 39 2.4.5. Tiêu chuẩn vàng tham chiếu (Reference standard): 43 2.5. Phương pháp quản lý số liệu và xử lý thống kê 44 2.6. Đạo đức nghiên cứu 45 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 66 4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu trước điều trị 66 4.1.1. Tuổi và giới 66 4.1.2. Yếu tố nguy cơ 67 4.1.3. Triệu chứng lâm sàng vào viện 68 4.1.4. Xét nghiệm AFP huyết thanh trước điều trị 68 4.1.5. Một số đặc điểm hình thái u gan trước điều trị 68 4.1.6. Đánh giá giai đoạn trước điều trị: 70 4.1.7. Một số đặc điểm về kỹ thuật can thiệp: 71 4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng sau can thiệp lần đầu 1-3 tháng 72 4.2.1. Đáp ứng lâm sàng 72 4.2.2. Đáp ứng AFP sau điều trị 73 4.2.3. Đáp ứng của u gan trên CLVT sau nút mạch lần đầu: 74 4.2.4. Mức độ lắng đọng Lipiodol: 75 4.3. Ứng dụng tiêu chuẩn LIRADS trong đánh giá đáp ứng điều trị UTTBG 76 4.4. So sánh giá trị tiêu chuẩn LR-TR và mRECIST trong đánh giá đáp ứng điều trị UTTBG 82 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectung thư gan, nút mạch hóa chất, LIRADS đáp ứng điều trịvi_VN
dc.titleNghiên cứu ứng dụng thang điểm LIRADS v.2018 trên CLVT trong đánh giá đáp ứng điều trị của UTBMTBG sau nút hóa chất động mạchvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LÊ ĐỨC NAM - CH K29-CĐHA.pdf
  Restricted Access
2.27 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LÊ ĐỨC NAM - CH K29-CĐHA.docx
  Restricted Access
8.96 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.