Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3943
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Thị Thúy, Hồng-
dc.contributor.authorTrịnh Thị, Thủy-
dc.date.accessioned2022-11-11T02:20:35Z-
dc.date.available2022-11-11T02:20:35Z-
dc.date.issued2022-10-10-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3943-
dc.description.abstractVitamin D là một trong những dưỡng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe con người. Thiếu vitamin D hiện nay được công nhận là một vấn đề sức khỏe toàn cầu ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số thế giới. Nhờ các thành tựu của sinh học phân tử người ta đã phát hiện ra thụ thể của vitamin D với nhiều cơ chế tác dụng. Gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh rằng thụ thể vitamin D không chỉ có ở mô xương, thận mà có mặt ở nhiều mô và tế bào khác nhau trong cơ thể, đặc biệt các tế bào của hệ miễn dịch, tiêu hóa.2 Sự phát hiện này cho thấy vai trò rất quan trọng của vitamin D cũng như mối liên quan của nó với các bệnh lý nói chung, bệnh lý đường tiêu hoá nói riêng trong đó có hội chứng ruột ngắn. Hội chứng ruột ngắn (HCRN) là tình trạng bị mất một phần lớn chiều dài của ruột non, do bẩm sinh hoặc do cắt bỏ. Nguyên nhân thường gặp là do các bệnh lý thời kì sơ sinh như: xoắn ruột, viêm ruột hoại tử, teo ruột,… Trong thực tế, bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn có nguy cơ thiếu các chất dinh dưỡng ở tất cả các giai đoạn bệnh, ngay cả khi trẻ có thể nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tiêu hóa. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này thường do suy giảm chức năng hấp thu của ruột, không cung cấp đủ dinh dưỡng so với nhu cầu cần thiết của người bệnh, tình trạng bệnh lý kéo dài,... Ngoài ra, trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn thường trải qua giai đoạn nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch và trẻ thường hoạt động, sinh hoạt chủ yếu trong phòng bệnh dẫn đến ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên làm giảm khả năng tổng hợp vitamin D. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra vẫn có sự thiếu hụt vitamin D ở các nhóm đối tượng này trong thời gian sau khi dừng nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn. Hiện nay, trên Thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hội chứng ruột ngắn, chủ yếu tập trung vào khảo sát tình trạng thiếu hụt vi khoáng chất nói chung. Các nghiên cứu đánh giá sự thiếu hụt vitamin D cũng như mối liên quan với các đặc điểm của hội chứng ruột ngắn còn hạn chế. Câu hỏi được đặt ra là tình trạng dinh dưỡng của nhóm bệnh nhi này hiện nay như thế nào và liệu rằng có những yếu tố nào của trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D huyết tương? Để tìm câu trả lời cho vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng, nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nồng độ 25(OH)D ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 – 2022. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nồng độ 25(OH)D ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 – 2022.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG. 3 1.1.1. Khái niệm dinh dưỡng 3 1.1.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 3 1.2. HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 5 1.2.1. Định nghĩa 5 1.2.2. Dịch tễ 6 1.2.3. Nguyên nhân 7 1.2.4. Cơ chế sinh lý bệnh 7 1.2.5. Các giai đoạn của hội chứng ruột ngắn 11 1.2.6. Những rối loạn chính và hậu quả của mất đoạn ruột 12 1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ VITAMIN D 13 1.3.1. Đặc điểm cấu tạo và chuyển hóa vitamin D 13 1.3.2. Vai trò của vitamin D 15 1.3.4. Thiếu vitamin D và khuyến nghị bổ sung 19 1.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG VITAMIN D VÀ HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 21 1.4.1. Vai trò của vitamin D trong hội chứng ruột ngắn 21 1.4.2. Sự thiếu hụt vitamin D ở hội chứng ruột ngắn 27 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÃ TIẾN HÀNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 30 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 30 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 30 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 31 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 31 2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu 32 2.3.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin 33 2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 39 2.5. SAI SỐ VÀ CÁC KHỐNG CHẾ SAI SỐ 40 2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRẺ MẮC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 41 3.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ NỒNG ĐỘ 25(OH)D CỦA TRẺ MẮC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 43 3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 43 3.2.2. Nồng độ 25(OH)D của trẻ mắc hội chứng ruột ngắn 49 3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ 25(OH)D Ở TRẺ EM MẮC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 61 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của trẻ mắc hội chứng ruột ngắn 61 4.1.2. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu 61 4.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ NỒNG ĐỘ 25(OH)D CỦA TRẺ EM MẮC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 64 4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mắc hội chứng ruột ngắn 64 4.2.2. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ mắc hội chứng ruột ngắn 68 4.2.3. Tình trạng thiếu vitamin D của trẻ mắc hôi chứng ruột ngắn 70 4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ 25(OH)D Ở TRẺ EM MẮC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 71 4.3.1. Các đặc điểm bệnh lý 71 4.3.2. Triệu chứng lâm sàng 73 4.3.3. Tỷ lệ bổ sung và liều bổ sung vitamin D 73 4.3.4. Thời gian nằm viện 76 4.3.5. Đường nuôi dưỡng 76 4.3.6. Liên quan với các vi chất khác 77 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHội chứng ruột ngắn, vitamin D, dinh dưỡngvi_VN
dc.titleTình trạng dinh dưỡng, nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV. TRỊNH THỊ THỦY.docx
  Restricted Access
Luận văn là nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nồng độ 25(OH)D ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 – 2022. và xác định một số yếu tố liên quan đến nồng độ 25(OH)D ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 – 2022.2.61 MBMicrosoft Word XML
LV. TRỊNH THỊ THỦY.pdf
  Restricted Access
Luận văn là nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nồng độ 25(OH)D ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 – 2022. và xác định một số yếu tố liên quan đến nồng độ 25(OH)D ở trẻ em mắc hội chứng ruột ngắn điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021 – 2022.2.09 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.