Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3914
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Duy Hùng-
dc.contributor.authorĐào Văn Lý-
dc.date.accessioned2022-11-08T07:12:18Z-
dc.date.available2022-11-08T07:12:18Z-
dc.date.issued2022-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3914-
dc.description.abstractChấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu là một chấn thương thường gặp chiếm khoảng 18,6% trong các chấn thương nói chung. Trong đó các tổn thương động mạch chiếm khoảng 25% - 28%. Tổn thương động mạch có thể làm suy giảm nhanh chóng tình trạng huyết động của bệnh nhân, dẫn đến sốc hạ huyết áp và tỷ lệ tử vong cao từ 20% - 60%. Việc chẩn đoán sớm các tổn thương động mạch trong trường hợp chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu là rất cần thiết. Trước đây, khi lâm sàng nghi ngờ có với tổn thương động mạch bệnh nhân thường được chụp mạch bằng ống thông để chẩn đoán và trong một số trường hợp để điều trị. Mặc dù là một kỹ thuật có độ chính xác cao, nhưng chụp mạch bằng ống thông về cơ bản là một thủ thuật xâm lấn và tốn nhiều công sức hơn so với chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy, dẫn đến thời gian chẩn đoán lâu hơn. Sự ra đời của CLVT đa dãy với tốc độ quét nhanh rút ngắn thời gian chụp và tái tạo nhiều mặt phẳng với độ phân giải cao cho phép chẩn đoán chính xác, kịp thời, phân biệt giữa các loại tổn thương động mạch qua đó xác định vị trí, liên quan cụ thể của nguồn chảy máu, đặc biệt là chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang và phối hợp các thì chụp. Chẩn đoán chính xác và sớm các tổn thương động mạch là điều cơ bản để bắt đầu các chiến lược điều trị thích hợp và cải thiện kết quả lâm sàng ở nhóm bệnh nhân này. Các tổn thương động mạch thường gặp trong chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu như chảy máu hoạt động (CMHĐ), giả phình động mạch (GPĐM), thông động - tĩnh mạch (TĐTM) . Độ nhạy của CLVT trong chẩn đoán các tổn thương CMHĐ và GPĐM lên tới 97% và 86,1%. Với chụp CLVT có phối hợp nhiều thì chụp thì độ chính xác trong chẩn đoán tổn thương CMHĐ lên tới trên 95% . Trên thế giới đã có các nghiên cứu về giá trị của CLVT đa dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc, khung chậu 9, 11-17, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tổn thương CMHĐ và trên các tạng đặc riêng lẻ, giá trị của CLVT trong chẩn đoán các tổn thương khác như GPĐM, TĐTM được đưa ra trong rất ít nghiên cứu Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và chấn thương khung chậu trên CLVT, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ đánh giá riêng rẽ các tạng đặc và khung chậu, giá trị của CLVT trong chẩn đoán các tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu chưa được đưa ra cụ thể. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu”, với hai mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nhận xét đặc điểm hình ảnh tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu trên cắt lớp vi tính đa dãy. Mục tiêu 2: Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu có đối chiếu với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu các động mạch cấp máu cho các tạng đặc và khung chậu trên CLVT và DSA 3 1.1.1. Động mạch cấp máu cho gan 3 1.1.2. Động mạch cấp máu cho lách 4 1.1.3. Động mạch cấp máu cho thận 5 1.1.4. Động mạch cấp máu cho tụy. 5 1.1.5. Động mạch trong khung chậu 6 1.2. Các loại tổn thương động mạch 9 1.3. Phân độ chấn thương các tạng đặc và phân loại vỡ khung chậu 11 1.3.1. Phân độ chấn thương các tạng đặc 11 1.3.2. Phân loại vỡ khung chậu 14 1.4. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chấn thương tạng đặc và khung chậu 15 1.5. Sơ lược điều trị chấn thương tạng đặc và khung chậu có tổn thương động mạch 23 1.5.1. Điều trị bảo tồn nội khoa 23 1.5.2. Điều trị phẫu thuật 23 1.5.3. Can thiệp nội mạch 24 1.6. Tình hình nghiên cứu tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu. 24 1.6.1. Tình hình ngoài nước 24 1.6.2. Tình hình trong nước 27 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu 29 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.3.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 30 2.4. Phương tiện nghiên cứu 30 2.5. Quy trình thực hiện 31 2.5.1. Kỹ thuật chụp CLVT 31 2.5.2. Kỹ thuật chụp động mạch số hóa xóa nền 31 2.6. Phân tích hình ảnh 32 2.7. Biến số, chỉ số nghiên cứu 35 2.7.1. Đặc điểm chung 35 2.7.2. Đặc điểm lâm sàng 35 2.7.3. Đặc điểm hình ảnh trên CLVT 35 2.7.4. Đặc điểm hình ảnh trên DSA 36 2.8. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 36 2.9. Sai số và khống chế sai số 37 2.10. Phương pháp phân tích số liệu 37 2.10.1. Theo mục tiêu 1 37 2.10.2. Theo mục tiêu 2 37 2.11. Đạo đức nghiên cứu 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39 3.1.1. Tuổi 39 3.1.2. Giới tính 40 3.1.3. Nguyên nhân chấn thương 41 3.1.4. Thời gian từ khi chụp CLVT đến khi chụp DSA 42 3.2. Đặc điểm lâm sàng 42 3.2.1. Tình trạng nhập viện 42 3.2.2. Các tổn thương phối hợp 43 3.3. Đặc điểm hình ảnh chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu có tổn thương động mạch 44 3.3.1. Vị trí tổn thương động mạch 44 3.3.2. Phân độ chấn thương các tạng đặc 45 3.3.3. Phân loại vỡ khung chậu theo Young – Burgess 45 3.3.4. Các loại tổn thương động mạch trên CLVT và DSA 46 3.3.5. Đặc điểm về kích thước của tổn thương CMHĐ và GPĐM trên CLVT 48 3.4. Giá trị CLVT trong chẩn đoán một số tổn thương động mạch 49 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 53 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 53 4.1.1. Tuổi 53 4.1.2. Giới tính 54 4.1.3. Nguyên nhân chấn thương 54 4.1.4. Thời gian từ khi chụp CLVT đến khi chụp DSA 55 4.2. Đặc điểm lâm sàng 56 4.2.1. Tình trạng huyết động khi nhập viện 56 4.2.2. Tổn thương phối hợp 58 4.3. Đặc điểm hình ảnh chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậu có tổn thương động mạch. 59 4.3.1. Vị trí tổn thương động mạch. 59 4.3.2. Phân độ chấn thương các tạng đặc 61 4.3.3. Phân loại vỡ khung chậu theo Young – Burgess 61 4.3.4. Các loại tổn thương động mạch trên CLVT 63 4.3.5. Các loại tổn thương động mạch trên DSA 65 4.3.6. Đặc điểm về kích thước của tổn thương CMHĐ và GPĐM trên CLVT 66 4.4. Giá trị CLVT trong chẩn đoán một số tổn thương động mạch 67 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectcắt lớp vi tính đa dãyvi_VN
dc.subjectChấn thương tạng đặc và khung chậuvi_VN
dc.titleNghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và hoặc khung chậuvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đào Văn Lý - Cao học.pdf
  Restricted Access
2.52 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Đào Văn Lý - Cao học.docx
  Restricted Access
11.42 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.