Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3905
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBùi Văn, Giang-
dc.contributor.authorNguyễn Thái, Hưng-
dc.date.accessioned2022-11-08T06:55:55Z-
dc.date.available2022-11-08T06:55:55Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3905-
dc.description.abstractUng thư gan mà chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một trong những ung thư hay gặp hàng đầu trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ hai, chỉ sau ung thư phổi. Theo Globocan 2020, mỗi năm trên thế giới có 905.677 ca mới mắc, 830180 ca tử vong. Tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ tử vong gần tương đương với tỷ lệ mắc1. Khoảng 80% các trường hợp UTBMTBG liên quan đến xơ gan2. Nguyên nhân hay gặp hàng đầu của xơ gan ở những bệnh nhân ung thư gan là viêm gan vi rút B ở châu Á và viêm gan vi rút C ở các nước phát triển Phương Tây và Nhật Bản3. Diễn biến UTBMTBG trên nền viêm gan B thường rất âm thầm, có thể chuyển từ viêm gan mạn sang ung thư gan, nên người bệnh nếu không tầm soát định kỳ, thường chỉ phát hiện ra khi tổn thương đã phát triển muộn, ở giai đoạn tiến triển, khi đó khối u có sự xâm lấn mạch máu hoặc di căn ra ngoài gan. Tiên lượng điều trị rất hạn chế, thời gian sống thêm ngắn, trung bình từ 3 tới 6 tháng, nếu cố gắng điều trị thì chi phí rất lớn, hiệu quả không cao. Trong kỷ nguyên của các thuốc toàn thân điều trị ung thư nói chung và ung thư biểu mô tế bào gan nói riêng, việc điều trị đã thay đổi rất nhiều. Thời gian sống thêm của những bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn tiến triển đã cải thiện đáng kể, trung bình 10,7 tháng nếu điều trị bằng Sorafenib4, 13,2 tháng điều trị bằng Lenvatinib5, thời gian sống trung bình nếu điều trị bằng Atezolizumab kết hợp với Bevacizumab là 19,2 tháng6. Tuy nhiên đây là những liệu pháp đắt tiền, không nhiều bệnh nhân có thể theo được toàn bộ liệu trình điều trị, đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam, khi thu nhập trung bình của người dân còn thấp. Không những vậy, thuốc điều trị đích có chống chỉ định với những bệnh nhân xơ gan Child-Pugh B. Nhật Bản là nước tiên phong trong phương pháp đặt cổng truyền hóa chất động mạch gan để điều trị UTBMTBG giai đoạn tiến triển, những ca đầu tiên được thực hiện từ năm 1996, và phương pháp này đã được đưa vào hướng dẫn điều trị UTBMTBG của Bộ y tế Nhật Bản, đây là phương pháp điều trị có hiệu quả cao với chi phí phù hợp. HAIC đã được chứng minh và áp dụng tại Nhật Bản với kết quả tương đối tốt về cải thiện thời gian sống thêm, cũng như giảm độc tính trên nền bệnh nhân xơ gan mạn7,8. Tại Việt Nam, một số cơ sở y tế đã áp dụng phương pháp truyền hóa chất động mạch gan và bước đầu chứng tỏ được hiệu quả điều trị. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn tiến triển được điều trị bằng phương pháp truyền hóa chất động mạch gan. 2. Đánh giá kết quả điều trị, tai biến, biến chứng khi điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển bằng phương pháp truyền hóa chất động mạch gan tại bệnh viện K3.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu động mạch gan 3 1.1.1. Hình thể ngoài của gan 3 1.1.2. Sự phân chia gan 3 1.1.3. Giải phẫu động mạch gan 4 1.2. Ung thư biểu mô tế bào gan 5 1.2.1. Dịch tễ 5 1.2.2. Các yếu tố nguy cơ 6 1.2.3. Vai trò của xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư gan Alpha Fetoprotein 7 1.2.4 Đặc điểm hình ảnh học của bệnh ung thư gan 9 1.2.5. Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan 11 1.3. Huyết khối tĩnh mạch cửa trong UTBMTBG 13 1.3.1. Sự tiến triển của HKTMC trong UTBMTBG 14 1.3.2. Đặc điểm hình ảnh của HKTMC trong UTBMTBG 15 1.4. Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối tĩnh mạch cửa 17 1.4.1. Phẫu thuật 17 1.4.2. Nút mạch hóa chất – Transarterial Chemoembolization 18 1.4.3. Xạ trị trong chọn lọc - Selective internal radiation therapy 19 1.4.4. Điều trị đích và điều trị miễn dịch 20 1.4.5. Xạ trị ngoài cơ thể 21 1.4.6. Truyền hóa chất động mạch gan – Hepatic Arterial Infusion Chemotherapy 22   Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 27 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28 2.3. Quy trình thực hiện kỹ thuật đặt cổng truyền hóa chất động mạch gan 28 2.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân 28 2.3.2. Chuẩn bị dụng cụ 28 2.3.3. Thực hiện thủ thuật 28 2.3.4. Phác đồ truyền hóa chất và theo dõi sau điều trị 31 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu. 34 2.4.1. Đặc điểm của BN ung thư gan giai đoạn tiến triển trước điều trị 34 2.4.2. Đặc điểm kỹ thuật của kỹ thuật đặt cổng truyền hoá chất động mạch gan 36 2.4.3. Tính an toàn và kết quả điều trị của nhóm BN UTBMTBG tiến triển tại chỗ 36 2.5. Kĩ thuật và công cụ thu thập thông tin, xử lý số liệu 37 2.5.1. Kĩ thuật thu thập thông tin. 37 2.5.2. Công cụ thu thập số liệu. 37 2.5.3. Lưu trữ và xử lý số liệu 37 2.6. Sai số và cách khống chế sai số. 38 2.7. Đạo đức nghiên cứu. 38 Chương 3: KẾT QUẢ 40 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị 40 3.1.1. Phân bố tuổi, giới, dịch tễ, toàn trạng 40 3.1.2. Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị 42 3.1.3. Xét nghiệm cận lâm sàng trước điều trị 43 3.1.4. Phân loại u gan trước điều trị 44 3.1.5. Đặc điểm u gan trước điều trị 45 3.2. Đặc điểm kỹ thuật đặt cổng truyền hóa chất động mạch gan 47 3.2.1. Vị trí chọc động mạch 47 3.2.2. Vị trí đặt lỗ tận của cổng truyền 47 3.2.3. Các động mạch tắc bằng vòng xoắn kim loại 48 3.3. Tính an toàn của truyền hóa chất động mạch gan 48 3.3.1. Biến chứng tại chỗ đặt buồng truyền vị trí đùi phải 48 3.3.2. Tác dụng phụ toàn thân sau truyền 49 3.3.3. Độc tính với gan thận 49 3.4. Kết quả điều trị truyền hóa chất động mạch gan 50 3.4.1. Số liệu trình truyền hóa chất 50 3.4.2. Đánh giá kết quả điều trị sau 1 tháng 50 3.4.3. Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng 53 3.5. Thời gian sống còn và tử vong sau điều trị 55 Chương 4: BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị 56 4.1.1. Phân bố về tuổi 56 4.1.2. Phân bố về giới 56 4.1.3. Yếu tố nguy cơ 57 4.1.4. Chỉ số toàn trạng 58 4.1.5. Triệu chứng cơ năng 58 4.1.6. Triệu chứng thực thể 58 4.1.7. Chỉ số cận lâm sàng trước điều trị 59 4.1.8. Mức AFP trước điều trị 59 4.1.9. Phân loại Child-Pugh 60 4.1.10. Đặc điểm u gan trước điều trị 60 4.2. Đặc điểm kỹ thuật đặt cổng truyền hóa chất động mạch gan 61 4.2.1. Vị trí chọc động mạch 61 4.2.2. Vị trí cố định cổng truyền 62 4.2.3. Các động mạch được tắc bằng vòng xoắn kim loại (coil) 62 4.3. Tính an toàn của truyền hóa chất động mạch gan 64 4.3.1. Triệu chứng tại chỗ vị trí đùi phải 64 4.3.2. Tác dụng phụ toàn thân sau truyền hóa chất 65 4.3.3. Độc tính với gan, thận 66 4.4. Kết quả điều trị truyền hóa chất động mạch gan 67 4.4.1. Đánh giá kết quả điều trị sau 1 tháng 67 4.4.2. Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng 70 4.5. Thời gian sống còn và tử vong sau điều trị 72 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectUng thư gan giai đoạn tiến triểnvi_VN
dc.subjectPhương pháp truyền hóa chất động mạch ganvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN HÓA CHẤT ĐỘNG MẠCH GANvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn cuối cùng - Hưng ( NỘP THƯ VIỆN).docx
  Restricted Access
8.21 MBMicrosoft Word XML
Luận văn cuối cùng - Hưng ( NỘP THƯ VIỆN).pdf
  Restricted Access
3.26 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.