Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3847
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBùi Hải, Bình-
dc.contributor.advisorHoàng Thị Hải, Vân-
dc.contributor.authorĐào Thị, Yến-
dc.date.accessioned2022-11-03T02:32:37Z-
dc.date.available2022-11-03T02:32:37Z-
dc.date.issued2022-10-31-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3847-
dc.description.abstractViêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn thường gặp với mục tiêu điều trị là dựa trên việc giảm đau, cải thiện chức năng và ngăn ngừa tổn thương khớp. Phương pháp hiện tại tập trung vào việc điều trị sớm bệnh bằng thuốc chống thấp khớp cơ bản hoặc thuốc sinh học ngay sau khi chẩn đoán. Khuyến nghị là bắt đầu sử dụng DMARD kết hợp trong khi DMARD sinh học thường được khuyến cáo sau khi điều trị thất bại với thuốc kinh điển. Mặc dù có sự xuất hiện của các thuốc sinh học, các thuốc có vai trò như thuốc điều trị đích trong viêm khớp dạng thấp mang lại hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp rất tốt và song song với điều trị các thuốc sinh học, thuốc chống viêm kiểm soát đau và giảm tình trạng khớp viêm trong giai đoạn đầu khi các thuốc sinh học chưa có tác dụng trên bệnh nhân. Khi bệnh nhân có đáp ứng tốt với các thuốc sinh học, cần giảm liều các thuốc điều trị triệu chứng như các thuốc chống viêm, giảm đau. Mặc dù vậy trên lâm sàng, thuốc chống viêm vẫn được sử dụng rộng rãi được bệnh nhân và các bác sĩ kê đơn rất nhiều và duy trì điều trị tương đối dài trong việc điều trị bệnh. Theo khuyến cáo của EULAR: glucocorticoid nên được sử dụng một cách thận trọng và tốt nhất là chỉ trong thời gian ngắn và cần được giảm dần càng nhanh càng tốt phù hợp với tình trạng lâm sàng và tương tự, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là liệu pháp điều trị triệu chứng hiệu quả, nhưng nên được sử dụng với liều hiệu quả tối thiểu trong thời gian ngắn nhất có thể, sau khi đánh giá các nguy cơ về đường tiêu hóa, thận và tim mạch. Vì vậy, để đánh giá thực trạng điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá thực trạng sử dụng thuốc chống viêm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị thuốc sinh học tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 81% bệnh nhân đang dùng thuốc chống viêm, trong đó 79% dùng GC và 21% dùng NSAIDs; 97% bệnh nhân dùng GC ở liều thấp (≤8 mg methylprednisolon/ ngày) và thời gian dùng thuốc GC từ 6 tháng đến 1 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất; NSAIDs được dùng nhiều là thuốc ức chế chọn lọc COX-2, trong đó celecoxib chiếm tỉ lệ lớn nhất; liều NSAIDs đa số dùng ở liều thấp và thời gian dùng thuốc từ 1 đến 5 năm chiếm đa số; 91,1% bệnh nhân đang dùng thuốc chống viêm có mức độ hoạt động thấp và không hoạt động; bệnh nhân có tình trạng biến dạng khớp làm tăng sử dụng thuốc chống viêm (p=0,025); điểm DAS28 càng cao thì thuốc GC được sử dụng nhiều hơn NSAIDs (p=0,022).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về bệnh viêm khớp dạng thấp 3 1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 4 1.1.2. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp 5 1.1.3. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp 7 1.1.4. Đánh giá mức độ hoạt động bệnh và khả năng vận động của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 7 1.1.5. Điều trị viêm khớp dạng thấp 8 1.2. Điều trị thuốc chống viêm trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có sử dụng thuốc sinh học. 15 1.2.1 Thuốc chống viêm không steroid 15 1.2.2. Glucocorticoid 16 1.2.3. Một số nghiên cứu về điều trị thuốc chống viêm trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có sử dụng DMARD sinh học 17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 21 2.2. Địa điểm và thời gian 21 2.3. Thiết kế nghiên cứu 21 2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu 21 2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu 22 2.5.1. Nhóm biến số về đặc điểm chung của bệnh 22 2.5.2. Nhóm biến số liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc chống viêm gồm NSAIDs và glucocorticoid. 22 2.5.3. Nhóm biến số liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến việc dùng thuốc chống viêm 23 2.6. Quy trình nghiên cứu 25 2.6.1. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 26 2.7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 28 2.8. Sai số và các biện pháp hạn chế sai số 29 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 29 2.10. Sơ đồ nghiên cứu 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu nghiên cứu 31 3.2. Tình hình sử dụng thuốc chống viêm ở bệnh nhân VKDT đang sử dụng thuốc sinh học. 37 3.3 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc chống viêm trong điều trị VKDT 40 3.3.1. Liên quan giữa các yếu tố và thực trạng dùng thuốc chống viêm 40 3.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ liều lượng GC 41 3.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với thời gian dùng thuốc chống viêm 44 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 50 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 50 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và trình độ học vấn . 50 4.1.2. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh và mức độ hoạt động bệnh 51 4.2. Đặc điểm sử dụng thuốc DMARD 52 4.2.1 Thuốc DMARD kinh điển 52 4.2.2. Tình trạng điều trị thuốc sinh học 54 4.3. Thực trạng sử dụng thuốc chống viêm 56 4.3.1. Đặc điểm sử dụng thuốc 56 4.3.2. Đặc điểm thời gian sử dụng thuốc chống viêm 58 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng có/không sử dụng thuốc chống viêm 59 4.4.1. Ảnh hưởng các yếu tố lâm sàng của bệnh lên tình trạng có/không sử dụng thuốc chống viêm 59 4.4.2. Ảnh hưởng tình trạng sử dụng thuốc sinh học, thuốc DMARD kinh điển, mức độ hoạt động bệnh, sự tuân thủ điều trị lên tình trạng có/không sử dụng thuốc chống viêm 60 4.4.3. Mối liên quan giữa điểm DAS28 và loại thuốc chống viêm 61 4.6. Một số yếu tố liên quan đến liều lượng Glucocorticoid. 62 4.6.1. Mối tương quan giữa số khớp đau và liều lượng Glucocorticoid. 62 4.6.2. Mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm bệnh với mức độ liều lượng glucocorticoid 63 4.7. Một số yếu tố liên quan đến thời gian dùng Glucocorticoid. 64 4.7.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm bệnh với mức độ thời gian dùng thuốc glucocorticoid 64 4.7.2 Mối tương quan giữa các đặc điểm bệnh với thời gian dùng thuốc glucocorticoid 66 4.8. Một số yếu tố liên quan đến thời gian dùng NSAIDs. 67 4.8.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm bệnh với mức độ thời gian dùng thuốc NSAIDs. 67 4.8.2. Mối tương quan giữa các đặc điểm bệnh với thời gian dùng thuốc NSAIDs. 69 KẾT LUẬN 70 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectViêm khớp dạng thấpvi_VN
dc.subjectThuốc chống viêmvi_VN
dc.subjectThực trạng sử dụngvi_VN
dc.subjectThuốc sinh họcvi_VN
dc.titleThực trạng sử dụng thuốc chống viêm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị thuốc sinh học tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Maivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đào Thị Yến- BSNT.pdf
  Restricted Access
2.2 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Đào Thị Yến- BSNT.docx
  Restricted Access
839.28 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.