Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3832
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Văn Khảng-
dc.contributor.authorĐoàn, Thị Kiều Oánh-
dc.date.accessioned2022-11-02T03:24:44Z-
dc.date.available2022-11-02T03:24:44Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3832-
dc.description.abstractUng thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một trong những bệnh ung thư ác tính nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo dữ liệu GLOBOCAN 2020, tỷ lệ UTBMTBG đứng hàng thứ 6 trong số các bệnh ác tính trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 26 418 trường hợp mắc mới và 25 272 bệnh nhân (BN) tử vong vì UTBMTBG1. Bệnh có diễn biến nhanh và tiên lượng nặng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, nhiều phương pháp điều trị UTBMTBG đã ra đời. Theo khuyến cáo của Hội Gan mật Hoa Kỳ (American Association for the Study of Liver Diseases - AASLD) và Hội Gan mật Châu Âu (European Association for the Study of the Liver - EASL), các khối UTBMTBG ở giai đoạn rất sớm (giai đoạn 0) và sớm (giai đoạn A) theo phân loại Barcelona (BCLC) sẽ đuợc chỉ định các phương pháp điều trị triệt để. Ung thư ở giai đoạn trung bình (giai đoạn B) thích hợp với điều trị nút hóa chất động mạch và ở giai đoạn muộn (giai đoạn C) khi đã có xâm lấn mạch máu thích hợp với điều trị Sorafenib. Các phương pháp điều trị triệt để bao gồm: phẫu thuật cắt u, ghép gan và điều trị khu vực (local ablation) như đốt sóng cao tần (RFA), đốt vi sóng (MCW)… Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ khối u được đánh giá là phương pháp điều trị tốt nhất. Phẫu thuật được chỉ định cho giai đoạn rất sớm ở những BN có chức năng gan tốt, không có bệnh lý kèm theo. Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp có khả năng phẫu thuật được thấp do BN thường kèm theo các bệnh lý gan mạn tính, bệnh lý nội khoa phối hợp hoặc ở giai đoạn bệnh muộn. Ghép gan là phương pháp hiệu quả không những điều trị khối u mà còn giải quyết được bệnh lý gan nền. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, nguồn tạng ghép còn hiếm và chi phí cao nên phương pháp này ít phổ biến. Với hiệu quả điều trị tương đối tốt các trường hợp u kích thước nhỏ, giá thành hợp lý, RFA ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế. Tuy nhiên, điều trị RFA các khối u ở các vị trí nguy cơ như gần cơ hoành, túi mật, ống tiêu hóa, thận phải, tim, mạch máu lớn (đường kính > 3mm) là một thách thức lớn cho người làm thủ thuật do trường nhìn khối u kém và nguy cơ tổn thương nhiệt các cơ quan lân cận cao. Để khắc phục các nhược điểm này, các kỹ thuật như bơm dịch ổ bụng, bơm dịch màng phổi đã được sử dụng. Năm 1995, tác giả Hayashida K và cộng sự lần đầu tiên áp dụng phương pháp RFA điều trị UTBMTBG tại vị trí nguy cơ và đã thu được kết quả đầy hứa hẹn2. Ngày càng có nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu đánh giá hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như theo dõi hiệu quả điều trị của kỹ thuật này. Năm 2015, Hội Ung thư gan Đài Loan đã chính thức đề cập đến việc sử dụng kỹ thuật bơm dịch ổ bụng và bơm dịch màng phổi trong điều trị RFA ở các vị trí nguy cơ3. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về điều trị ung thư gan bằng kỹ thuật RFA nhưng áp dụng và hiệu quả của kỹ thuật này với các u gan ở vị trí nguy cơ lại chưa được nghiên cứu đầy đủ và rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở vị trí nguy cơ bằng đốt sóng cao tần” với 02 mục tiêu: 1. Nhận xét về kỹ thuật đốt sóng cao tần trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại vị trí nguy cơ. 2. Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở vị trí nguy cơ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Dịch tễ học ung thư biểu mô tế bào gan 3 1.1.1. Dịch tễ ung thư biểu mô tế bào gan trên thế giới 3 1.1.2. Dịch tễ ung thư biểu mô tế bào gan tại Việt Nam 3 1.2. Các yếu tố nguy cơ 4 1.3. Giải phẫu 5 1.3.1. Phân chia hạ phân thùy gan 5 1.3.2. Tĩnh mạch cửa 6 1.4. Các phương pháp chẩn đoán 8 1.4.1. Chẩn đoán hình ảnh 8 1.4.2. Dấu ấn ung thư 11 1.4.3. Chẩn đoán mô bệnh học và tế bào học 13 1.4.4. Chẩn xác định và chẩn đoán giai đoạn 13 1.5. Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan 16 1.5.1. Phẫu thuật 16 1.5.2. Ghép gan 17 1.5.3. Phương pháp nút mạch hóa chất trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan 18 1.5.4. Điều trị toàn thân 19 1.5.5. Các phương pháp phá hủy u tại chỗ 19 1.6. Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt sóng cao tần 21 1.6.1. Nguyên lý 21 1.6.2. Chỉ định và chống chỉ định 23 1.6.3. Biến chứng 23 1.7. Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt sóng cao tần tại vị trí nguy cơ 24 1.7.1. Khối u ở gần mạch máu lớn 24 1.7.2. Khối u nằm gần các tạng ngoài gan 25 1.8. Tình hình nghiên cứu điều trị UTBMTBG ở vị trí nguy cơ 26 1.8.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới 26 1.8.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 28 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu 30 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.3.2. Các bước nghiên cứu 30 2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu 34 2.3.4. Phương tiện nghiên cứu và kỹ thuật 34 2.4. Thu thập và xử lý số liệu 37 2.4.1 Các biến và chỉ số nghiên cứu 37 2.4.2. Sai số và biên pháp hạn chế 40 2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 40 2.5. Đạo đức nghiên cứu 41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 42 3.2. Các yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng 43 3.3. Tiền sử điều trị u gan trước đó 45 3.4. Xét nghiệm trước điều trị 45 3.5. Đặc điểm của khối u trước đốt sóng cao tần 47 3.6. Sự phân bố khối u ở vị trí nguy cơ 48 3.7. Đặc điểm kỹ thuật đốt sóng cao tần 49 3.7.1. Kỹ thuật đốt sóng cao tần 49 3.7.2. Thể tích lượng dịch nhân tạo sử dụng 49 3.7.3. Thời gian đốt sóng cao tần 50 3.8. Diện đốt khối u sau một ngày đốt sóng cao tần 50 3.9. Đáp ứng sau điều trị trong vòng 3 tháng 51 3.9.1. Thay đổi các chỉ số xét nghiệm sau điều trị 51 3.9.2. Đáp ứng của khối u sau điều trị 53 3.10. Tác dụng phụ, biến chứng và di căn sau đốt sóng cao tần 53 3.10.1. Tác dụng phụ 53 3.10.2. Tai biến và di căn sau điều trị đốt sóng cao tần trong vòng 3 tháng 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 55 4.1.1. Tuổi 55 4.1.2. Giới 55 4.2. Yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng 55 4.3. Tiền sử điều trị u gan trước đó 56 4.4. Xét nghiệm trước điều trị 59 4.4.1. AFP trước điều trị 59 4.4.2. Các chỉ số xét nghiệm khác trước điều trị 60 4.5. Đặc điểm của khối u 60 4.5.1. Kích thước của khối u 60 4.5.2. Vị trí khối u 61 4.6. Sự phân bố khối u ở vị trí nguy cơ 62 4.7. Đặc điểm đốt sóng cao tần 63 4.7.1. Lượng dịch nhân tạo bơm vào khi đốt sóng 63 4.7.2. Thời gian đốt sóng 66 4.8. Diện đốt khối u sau một ngày đốt sóng cao tần 67 4.9. Đáp ứng sau điều trị trong vòng 3 tháng 69 4.9.1. Thay đổi chỉ số xét nghiệm sau điều trị 69 4.9.2. Đáp ứng của khối u sau điều trị 70 4.10. Tác dụng phụ và các biến chứng sau đốt sóng cao tần 71 4.10.1. Tác dụng phụ 71 4.10.2. Các biến chứng và di căn sau điều trị đốt sóng cao tần 72 KẾT LUẬN 76 KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectĐốt sóng cao tầnvi_VN
dc.subjectUng thư biểu mô tế bào ganvi_VN
dc.subjectvị trí nguy cơvi_VN
dc.titleNghiên cứu kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở vị trí nguy cơ bằng đốt sóng cao tầnvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đoàn Thị Kiều Oánh - BSNT45.pdf
  Restricted Access
3.33 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Đoàn Thị Kiều Oánh - BSNT45.doc
  Restricted Access
9.85 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.