Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3813
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Hồng Quang-
dc.contributor.authorTrần, Thị Hoài-
dc.date.accessioned2022-10-31T03:04:27Z-
dc.date.available2022-10-31T03:04:27Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3813-
dc.description.abstractGiới thiệu: Ung thư vú có ER, PR, HER2 âm tính (Triple negative – TN) chiếm khoảng 15% tổng số ung thư vú, với các đặc điểm khác biệt về lâm sàng, mô bệnh học, vị trí tái phát di căn. Phân nhóm này có tiên lượng xấu liên quan đến tái phát sớm và thời gian sống thêm ngắn. Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân TN tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An giai đoạn 2015-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 70 bệnh nhân ung thư vú bộ ba âm tính giai đoạn I-III (AJCC 2017) được điều trị phẫu thuật, hóa chất phác đồ AC-T, xạ trị theo phác đồ, có đủ tiêu chuẩn phân tích về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, thời gian sống thêm và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tuổi trung bình: 51,04±9,66, thấp nhất 20 tuổi, lớn nhất 72 tuổi. Khoảng tuổi thường gặp nhất là 51-60 (chiếm 47,1%). U giai đoạn T2 chiếm 70%, trong khi đó T1 chỉ chiếm 20%. Tỷ lệ di căn hạch chiếm 31,4%. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn II, III chiếm 81,4%. Typ mô bệnh học chủ yếu vẫn là ung thư biểu mô thể ống xâm nhập với tỷ lệ 80%. Độ mô học II và III chiếm tỷ lệ chủ yếu với hơn 90%. Chỉ có 2 bệnh nhân được phẫu thuật bảo tồn (chiếm 2,8%), phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú chiếm 97,2%. Điều trị hóa chất bổ trợ sau mổ chiếm 84,3%, hóa chất bổ trợ trước mổ 15,7%. Số bệnh nhân được điều trị tia xạ chiếm tỷ lệ cao với 62,9%. Thời gian sống thêm không bệnh trung bình là 77,96 tháng. Tỷ lệ sống thêm không bệnh 2, 3, 4, 5 năm tương ứng là 94%, 87,6%, 78,9%, 78,9%. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 84,63 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 2, 3, 4, 5 năm tương ứng là 98,6%, 98,6%. 94,3%, 87,6%. Di căn phổi, não là hay gắp nhất với tỷ lệ tương ứng là 36,4% và 27,2%. Sự khác biệt về sống thêm với tình trạng hạch nách là có ý nghĩa thống kê (p = 0,01 và p = 0,002). Sự khác biệt về sống thêm toàn bộ với giai đoạn bệnh cũng có ý nghĩa thống kê (p= 0,043).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Dịch tễ học 3 1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư vú. 4 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng 4 1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 5 1.3. Chẩn đoán ung thư vú 7 1.3.1. Chẩn đoán xác định 7 1.3.2. Chẩn đoán phân biệt 7 1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn 7 1.3.4. Chẩn đoán mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử 7 1.4. Điều trị ung thư vú 13 1.4.1. Điều trị phẫu thuật 14 1.4.2. Điều trị tia xạ 16 1.4.3. Điều trị toàn thân 16 1.5. Ung thư vú có bộ ba thụ thể âm tính 18 1.5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư vú có bộ ba thụ thể âm tính 18 1.5.2. Đặc điểm tiên lượng 21 1.5.3. Một số nghiên cứu về điều trị ung thư vú có bộ ba thụ thể âm tính 24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 33 2.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu 33 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 37 2.2.5. Kỹ thuật khống chế sai số 42 2.2.6. Thu thập số liệu 42 2.2.7. Phân tích, xử lý số liệu 42 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 43 Chương 3: KẾT QUẢ 45 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu 45 3.1.1. Đặc điểm về tuổi 45 3.1.2. Lý do vào viện 46 3.1.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện 46 3.1.4. Đặc điểm khối u trên lâm sàng 47 3.1.5. Đặc điểm về hạch 48 3.1.6. Các phương pháp chẩn đoán trước phẫu thuật 49 3.1.7. Các phương pháp điều trị 50 3.1.8. Tình trạng di căn hạch sau mổ 51 3.1.9. Giai đoạn bệnh 52 3.1.10. Đặc điểm mô bệnh học 52 3.1.11. Liên quan giữa các yếu tố bệnh học 53 3.2. Kết quả điều trị 55 3.2.1. Các biến chứng sau phẫu thuật 55 3.2.2. Các độc tính hóa trị 56 3.2.3. Tái phát và di căn xa sau điều trị 58 3.2.4. Liên quan giữa một số yếu tố bệnh học và tái phát di căn 59 3.2.5. Sống thêm sau điều trị 60 3.2.6. Liên quan giữa sống thêm với một số yếu tố 61 Chương 4: BÀN LUẬN 68 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 68 4.1.1. Đặc điểm về tuổi 68 4.1.2. Lý do vào viện 69 4.1.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện 69 4.1.4. Đặc điểm khối u trên lâm sàng 70 4.1.5. Đặc điểm hạch 71 4.1.6. Các phương pháp chẩn đoán trước phẫu thuật. 72 4.1.7. Các phương pháp điều trị 73 4.1.8. Về tình trạng di căn hạch nách sau mổ 76 4.1.9. Giai đoạn bệnh 76 4.1.10. Đặc điểm mô bệnh học và độ mô học 77 4.1.11. Liên quan giữa các yếu tố bệnh học 78 4.2. Kết quả điều trị 79 4.2.1. Biến chứng phẫu thuật 79 4.2.2. Một số tác dụng không mong muốn của phác đồ hóa trị 80 4.2.3. Tái phát và di căn sau điều trị và một số yếu tố liên quan 83 4.2.4. Sống thêm sau điều trị 85 4.2.5. Liên quan giữa sống thêm với một số yếu tố 86 KẾT LUẬN 91 KIẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectUng thư vú bộ ba âm tínhvi_VN
dc.titleKết quả điều trị bệnh nhân ung thư vú bộ ba âm tính giai đoạn I-III tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ Anvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TRẦN THỊ HOÀI - CHUT29.docx
  Restricted Access
996.6 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.