Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3804
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Thị Hương-
dc.contributor.authorĐào, Mỹ Linh-
dc.date.accessioned2022-10-28T07:33:02Z-
dc.date.available2022-10-28T07:33:02Z-
dc.date.issued2022-08-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3804-
dc.description.abstractNghiên cứu can thiệp ở 60 bệnh nhân độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, trung bình là 63, vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Nhóm bệnh nhân can thiệp được chăm sóc dinh dưỡng theo quy trình tăng cường hồi phục sau phẫu thuật ERAS bao gồm (1) Liệu pháp Carbohydrate trước phẫu thuật (2) Nuôi dưỡng đường tiêu hóa sớm và đầy đủ sau phẫu thuật ngay cả khi chưa có trung tiện. Với mục tiêu “Phân tích hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng theo tiếp cận ERAS lên sự phục hồi chức năng đường ruột ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu”, kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian khởi động ăn đường tiêu hóa của nhóm can thiệp trung bình là 23,5 giờ sớm hơn nhóm chứng là 62 giờ (p<0,05). Khả năng dung nạp thức ăn ở nhóm can thiệp tốt hơn so với nhóm chứng. Vào ngày thứ 5, nuôi dưỡng đường tiêu hóa ở bệnh nhân nhóm can thiệp chiếm trung bình 70% tổng năng lượng, trong khi nhóm chứng đạt 32% (p<0,05). Thời gian xuất hiện trung tiện trở lại của nhóm can thiệp là 36 giờ sớm hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 56 giờ. Số ngày nằm viện cũng giảm hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp (8,5 ngày so với 9,9 ngày). Thời gian xuất hiện nhu động ruột của nhóm can thiệp cũng sớm hơn so với nhóm chứng. Nhóm can thiệp có tới 73,33% bệnh nhân nghe được âm ruột trở lại trong vòng 24h sau phẫu thuật, trong khi đó nhóm chứng chỉ có 43,33%. Tuy nhiên thời gian đại tiện lần đầu sau phẫu thuật không khác biệt ở 2 nhóm (73 giờ và 80 giờ). Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sau phẫu thuật tiệt căn ung thư đại tràng nên được chăm sóc dinh dưỡng theo tiếp cận ERAS cả trước và sau phẫu thuật. Đây là quy trình chăm sóc dinh dưỡng khả thi, an toàn và cải thiện được tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật, thời gian xuất hiện nhu động ruột sớm hơn và thời gian nằm viện ngắn hơnvi_VN
dc.description.tableofcontentsLỜI CẢM ƠN I LỜI CAM ĐOAN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ VII DANH MỤC HÌNH VIII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IX ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Ung thư đại tràng 3 1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ học ung thư đại tràng 3 1.1.2. Chẩn đoán và điều trị 3 1.1.3. Tác động của ung thư đại tràng lên tình trạng dinh dưỡng 6 1.1.4. Phương pháp điều trị phẫu thuật tiệt căn ung thư đại tràng. 8 1.2. Sự phục hồi chức năng ruột sau phẫu thuật 10 1.2.1. Sinh lý bệnh của liệt ruột sinh lý sau phẫu thuật (Postoperative Ileus – POI) 10 1.2.2. Đánh giá khả năng phục hồi chức năng ruột sau phẫu thuật 12 1.2.3. Các phương pháp tối ưu hóa khả năng phục hồi chức năng ruột sau phẫu thuật 17 1.3. Quy trình chăm sóc dinh dưỡng theo chương trình tăng cường hồi phục (ERAS) ở bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng. 22 1.3.1. Can thiệp trước phẫu thuật 22 1.3.2. Sau phẫu thuật 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33 2.2. Đối tượng nghiên cứu 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu 34 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 34 2.3.2 Biến số và chỉ số nghiên cứu 35 2.4. Một số tiêu chuẩn đánh giá 36 2.4.1 Chỉ số khối cơ thể ( BMI- Body Mass Index) 36 2.4.2 Phương pháp đánh giá dinh dưỡng PG-SGA (Patient generated Subjective Global Assesment) 37 2.4.3 Chỉ số cận lâm sàng 39 2.5. Nội dung nghiên cứu 39 2.5.1 Nhóm chứng 39 2.5.2 Nhóm can thiệp 39 2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin: 44 2.6.1 Kỹ thuật thu thập thông tin 44 2.6.2 Kỹ thuật thu thập các thông tin nhân trắc học 44 2.7. Sai số nghiên cứu 44 2.7.1 Các sai số có thể gặp phải 44 2.7.2 Cách khắc phục sai số 44 2.8. Phân tích và xử lý số liệu 45 2.9. Đạo đức nghiên cứu 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 47 3.2. Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng 49 3.3. Hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng theo ERAS lên khả năng phục hồi chức năng ruột sau phẫu thuật 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58 4.1. Tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng 58 4.2. Hiệu quả của can thiệp dinh dưỡng theo tiếp cận ERAS lên khả năng phục hồi chức năng vận động ruột 62 4.3. Hiệu quả nuôi dưỡng lên khả năng phục hồi chức năng tiêu hóa – hấp thu tại ruột 64 KẾT LUẬN 69 KHUYẾN NGHỊ 70 BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2. PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectERASvi_VN
dc.subjectLiệu pháp Carbohydratevi_VN
dc.subjectDinh dưỡng tiêu hóavi_VN
dc.titleHiệu quả chăm sóc dinh dưỡng theo tiếp cận ERAS lên sự phục hồi chức năng ruột ở bệnh nhân phẫu thuật tiệt căn ung thư đại tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
1_LUẬN VĂN THẠC SỸ_LINH_ 2022_final.docx
  Restricted Access
Toàn văn luận văn (file .docx)595.06 kBMicrosoft Word XML
Bảo vệ luận văn.pptx
  Restricted Access
Bài trình bày luận văn9.44 MBMicrosoft Powerpoint XML
ĐÀO MỸ LINH_BSNT.pdf
  Restricted Access
Toàn văn luận văn (file .pdf)2.05 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.