Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3790
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Thị Kiều My-
dc.contributor.authorĐào, Thị Thiết-
dc.date.accessioned2022-10-28T01:54:44Z-
dc.date.available2022-10-28T01:54:44Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3790-
dc.description.abstractBệnh von Willebrand là bệnh lý xảy ra do sự giảm số lượng và/hoặc chức năng của yếu tố von Willebrand và được xem là bệnh lý ưa chảy máu di truyền phổ biến nhất, chiếm khoảng 1% dân số thế giới. Bệnh von Willebrand được chia làm 3 type trong đó type 1 và 3 liên quan đến sự thiếu hụt 1 phần hoặc gần như toàn bộ yếu tố von Willebrand, type 2 liên quan đến bất thường chức năng. Dựa vào loại bất thường chức năng của vWF, type 2 được phân loại thành 2A, 2B, 2M, 2N. Chẩn đoán bệnh von Willebrand cần thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để xác định cũng như phân loại bệnh. Các xét nghiệm để phục vụ cho chẩn đoán phức tạp, chi phí cao, ít được triển khai ở các cơ sở y tế, do vậy việc chẩn đoán bệnh vẫn luôn là thách thức, đặc biệt với những nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam, các xét nghiệm thực hiện trong chẩn đoán bệnh von Willebrand bao gồm có xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm hoạt tính yếu tố von Willebrand - chủ yếu liên quan đến khả năng dính với GPIb của tiểu cầu và định lượng hoạt tính yếu tố VIII. Bộ xét nghiệm này vẫn còn có những hạn chế trong việc chẩn đoán cũng như phân loại bệnh. Trên thế giới hiện nay đã đưa ra những hướng dẫn trong việc sử dụng thêm xét nghiệm đánh giá chức năng gắn collagen của yếu tố von Willebrand vào trong panel chẩn đoán bệnh, giúp làm tăng khả năng chẩn đoán. Tháng 1-2021, các tổ chức ASH – ISTH – NHF - WFH đã đưa ra cập nhật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh von Willebrand. Lần đầu tiên xét nghiệm định lượng hoạt tính vWF gắn collagen được thực hiện tại Việt Nam Để góp phần nghiên cứu bệnh von Willebrand tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân von Willebrand tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương giai đoạn 2021 – 2022. Mục tiêu 2: Mô tả đặc điểm xét nghiệm và bước đầu nhận xét hoạt tính von Willebrand gắn collagen ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: 41 bệnh nhân chẩn đoán von Willebrand bẩm sinh tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, giai đoạn 2021 - 2022. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Kết quả: 1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ bệnh nhân phân bố đều ở cả 2 giới với độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 21,1±14,9 tuổi, trong đó bệnh nhân type 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (53,7%), type 2 (36,6%) và type 1 (9,7%). 2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu - 56,1% BN được chẩn đoán ở độ tuổi dưới 10. - Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chảy máu niêm mạc kéo dài và xuất huyết dưới da. Rong kinh là biểu hiện hay gặp nhất. - Type 3 có biểu hiện lâm sàng rõ rệt: Tuổi chẩn đoán sớm, điểm chảy máu và tần suất truyền chế phẩm cao nhất. - Điểm chảy máu và nồng độ hoạt tính yếu tố von Willebrand bao gồm hoạt tính gắn GPIb và gắn collagen có mối tương quan chặt chẽ. 3. Đặc điểm xét nghiệm - APTTr trung bình là 1,6 ± 0,43, kéo dài nhất ở bệnh nhân type 3, tỷ lệ bệnh nhân có APTT bình thường là 14,6%, gặp ở bệnh nhân type 1 và 2. - Hầu hết bệnh nhân có yếu tố VIII giảm, có 5/41 bệnh nhân type 1 và 2 có nồng độ yếu tố VIII bình thường. - Các xét nghiệm yếu tố vWF: tất cả bệnh nhân có vWF: Act và CB giảm, 92,7% giảm kháng nguyên vWF. Có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ kháng nguyên, hoạt tính yếu tố vWF, trong đó vWF: Act và vWF: CB có mối liên quan rất chặt chẽ. - 4,9% bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm, đều là bệnh nhân vonWillebrand type 2B. Bệnh nhân có độ ngưng tập tiểu cầu với ristocetin bình thường là 29%, gặp chủ yếu ở bệnh nhân type 2, có 2 trường hợp có tăng ngưng tập với ristocetin. - Trong nhóm bệnh nhân type 2: có 20% trường hợp có tỷ lệ vWF: CB/Ag bình thường, phù hợp với đặc điểm của type 2M. Có 2 bệnh nhân type 2B với đặc điểm giảm tiểu cầu, giảm hoạt tính vWF và tăng ngưng tập với ristocetin. - Các chỉ số liên quan đến tình trạng chảy máu và điều trị bao gồm thiếu máu (51,2%), thiếu sắt (46,3%) và nhiễm viêm gan C (16,1%).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. SINH LÝ ĐÔNG CẦM MÁU 3 1.2. YẾU TỐ VON WILLEBRAND 6 1.2.1. Sinh tổng hợp yếu tố von Willebrand 6 1.2.2. Chức năng yếu tố von Willebrand 9 1.3. BỆNH VON WILLEBRAND 11 1.3.1. Định nghĩa 11 1.3.2. Lịch sử 11 1.3.3. Dịch tễ 12 1.3.4. Cơ chế bệnh sinh 12 1.3.5. Xếp loại 13 1.3.6. Di truyền 16 1.3.7. Chẩn đoán 17 1.3.8. Điều trị von Willebrand 26 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VON WILLEBRAND TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 28 2.2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 28 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28 2.3.1. Vật liệu, phương tiện, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 28 2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu 29 2.3.3. Quy trình kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu 30 2.3.4. Biến số - chỉ số nghiên cứu 32 2.3.5. Các tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 33 2.4. QUẢN LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 35 2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ 36 2.5.1. Sai số 36 2.5.2. Khống chế sai số 36 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 36 2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 38 3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giới 38 3.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi 38 3.1.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thể bệnh 39 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 39 3.2.1. Đặc điểm liên quan đến chẩn đoán lần đầu 39 3.2.2. Đặc điểm xuất huyết của nhóm nghiên cứu 41 3.2.3. Đặc điểm về tình hình điều trị của nhóm nghiên cứu 43 3.3. ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 45 3.3.1. Đặc điểm một số xét nghiệm đông máu vòng đầu 45 3.3.2. Đặc điểm số lượng tiểu cầu của nhóm nghiên cứu 46 3.3.3. Đặc điểm xét nghiệm yếu tố von Willebrand 47 3.3.4. Đặc điểm nồng độ hoạt tính yếu tố VIII 50 3.3.5. Đặc điểm xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu (NTTC) với ristocetin 51 3.3.6. Mối tương quan giữa một số chỉ số xét nghiệm đông máu và thang điểm chảy máu 52 3.3.7. Đặc điểm một số chỉ số hồng cầu 53 3.3.8. Đặc điểm xét nghiệm đánh giá thiếu sắt 54 3.3.9. Đặc điểm xét nghiệm virus lây qua đường truyền máu 56 3.3.10. Đặc điểm nhóm máu của bệnh nhân 57 3.3.11. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm 2 ca bệnh vWD 2B 58 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 59 4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 59 4.1.1. Đặc điểm về giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 59 4.1.2. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 59 4.1.3. Đặc điểm về thể bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 60 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 62 4.2.1. Đặc điểm liên quan đến chẩn đoán ban đầu 62 4.2.2. Đặc điểm xuất huyết của nhóm nghiên cứu 64 4.2.3. Đặc điểm thang điểm chảy máu (BAT-Score) ở nhóm nghiên cứu 66 4.2.4. Một số đặc điểm liên quan đến điều trị 68 4.3. ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 70 4.3.1. Đặc điểm các xét nghiệm đông cầm máu vòng đầu 70 4.3.2. Đặc điểm xét nghiệm yếu tố von Willebrand 72 4.3.3. Đặc điểm xét nghiệm nồng độ hoạt tính yếu tố VIII 77 4.3.4. Đặc điểm xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu với ristocetin 78 4.3.5. Tương quan giữa một số chỉ số xét nghiệm và thang điểm chảy máu 79 4.3.6. Một số xét nghiệm liên quan 80 4.3.7. Bàn luận về 2 ca bệnh được chẩn đoán vWD type 2B 83 KẾT LUẬN 86 KIẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHuyết học Truyền máuvi_VN
dc.subjectCK 62 72 25 01vi_VN
dc.titleĐặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của bệnh nhân von Willebrand tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2021 –2022vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2daothithiet.pdf
  Restricted Access
2.85 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2022CK2daothithiet.docx
  Restricted Access
2.54 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.