Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3789
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorVũ, Đăng Lưu-
dc.contributor.advisorĐàm, Thủy Trang-
dc.contributor.authorNgô, Đức Yên-
dc.date.accessioned2022-10-27T08:17:12Z-
dc.date.available2022-10-27T08:17:12Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3789-
dc.description.abstractU thần kinh đệm (UTKĐ) được phân thành 4 bậc theo Tổ chức y tế thế giới, bao gồm bậc thấp (bậc I, II theo WHO) và bậc cao (bậc III và IV theo WHO)1. UTKĐ bậc cao có tiên lượng tồi, như u nguyên bào thần kinh đệm sau khi phẫu thuật và xạ trị có tỷ lệ sống sót trên 2 năm chỉ là 26%2. Việc chẩn đoán chính xác bậc của UTKĐ rất quan trọng trong việc lên kế hoạch điều trị và tiên lượng bởi nhóm u bậc cao được điều trị khác với nhóm bậc thấp. Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để đánh giá bậc của u, tuy nhiên, các phương pháp này đều phân bậc u sau can thiệp, thủ thuật xâm lấn, vị trí sinh thiết không phản ánh sự không đồng nhất của khối u. Do đó, cần có một phương pháp để đánh giá phân loại UTKĐ trước phẫu thuật dựa trên các đặc điểm của toàn bộ khối u. Hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) thường quy cho phép đánh giá chủ yếu về hình thái, vị trí UTKĐ. Đánh giá khối u bằng thuốc đối quang từ có thể cho biết có tổn thương hàng rào máu não tại khối u hay không. Nhìn chung mức độ tổn thương hàng rào máu não của khối u tăng lên theo mức độ ác tính. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các khối u bậc cao kém ngấm thuốc và các khối u bậc thấp lại có thể ngấm thuốc mạnh. CHT tưới máu được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng ngày nay để đánh giá những thay đổi huyết động trong u não trong hơn một thập kỷ và đóng vai trò là dấu ấn cho sự tăng sinh mạch 3,4. Hai kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng cho CHT tưới máu là: CHT tưới máu dựa vào xung T2* (dynamic susceptibility contrast MR imaging (CHT-DSC)) và CHT tưới máu dựa vào xung T1 (dynamic contrast enhanced MR perfusion (CHT-DCE)). Chỉ số relative cerebral blood volume (rCBV) giúp đo lường sự tân tạo mạch của khối u, là là phép đo tưới máu được sử dụng rộng rãi nhất 5. Chỉ số rCBV còn đóng vai trò là một dấu ấn sinh học hình ảnh để chẩn đoán bậc của u não, đánh giá u sau phẫu thuật và đáp ứng với điều trị 6,7. Ngoài ra, CHT tưới máu dựa vào xung T1 còn có thể được sử dụng liên quan đến đo đường cong nồng độ-thời gian thông qua các thông số hệ số thẩm thấu huyết tương (Ktrans), thể tích huyết tương (Vp), thể tích khoảng kẽ (Ve) đặc trưng cho các vi mạch máu 8. Giống như rCBV, Ktrans được chứng minh là có khả năng phân biệt được u bậc thấp và bậc cao và dự báo tiên lượng cho u thần kinh đệm 9. CHT phổ là kỹ thuật dùng từ trường và sóng Radio Frequency (RF) để xác định nồng độ các chất chuyển hóa trong mô sống. Trong bệnh lý u não sự tăng sinh màng tế bào dẫn đến tăng phổ Cholin (Cho), phổ N Acetylasparte (NAA) được coi là chất chỉ điểm neuron hay chỉ điểm mật độ và sự sống còn của neuron giảm. Mức độ tăng Cho hay giảm NAA có liên quan đến mức độ ác tính và thâm nhiễm của u. Chính vì vậy, CHT tưới máu và CHT phổ được coi là các phương pháp không xâm lấn giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán bậc của UTKĐ trước phẫu thuật. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về vai trò của CHT 3 Tesla (3T) tưới máu và CHT phổ trong chẩn đoán UTKĐ. Nghiên cứu của Corrado Santarosa và các cộng sự năm 2016 đã chứng minh chỉ số Ktrans là một yếu tố để góp phần phân bậc UTKĐ. Ngoài ra, sự kết hợp Vp, Ktrans và rCBV giúp nâng cao giá trị chẩn đoán10. Nghiên cứu của Caivano vào năm 2013 đã đưa ra kết luận CHT phổ cho phép phân biệt giữa UTKĐ bậc thấp, bậc cao và di căn, đặc biệt là các chỉ số Cho/Cr và Cho/NAA, lipid và lactate. Vì thế có thể chẩn đoán mà không dựa vào kết quả giải phẫu bệnh ở những bệnh nhân không sinh thiết được11. Tại Việt Nam, có ít nghiên cứu và chưa đánh giá đầy đủ đặc điểm hình ảnh và giá trị chụp CHT 3T tưới máu và phổ chẩn đoán UTKĐ. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chuỗi xung tưới máu và chuỗi xung phổ trên cộng hưởng từ 3T chẩn đoán phân bậc u thần kinh đệm” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của u thần kinh đệm trên chuỗi xung tưới máu và chuỗi xung phổ trên cộng hưởng từ 3 Tesla. 2. Đánh giá giá trị của chuỗi xung tưới máu và chuỗi xung phổ trên cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán phân bậc u thần kinh đệm.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. U thần kinh đệm 3 1.1.1. Dấu hiệu lâm sàng 3 1.1.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh và độ mô học 4 1.2 Chẩn đoán hình ảnh 7 1.2.1. Cộng hưởng từ thường quy 7 1.2.2. Cộng hưởng từ tưới máu 8 1.2.3. Ứng dụng lâm sàng của CHT tưới máu 11 1.3. Cộng hưởng từ phổ 13 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 18 2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu 19 2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 20 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 20 2.2.5. Quy trình chụp cộng hưởng từ 20 2.3. Biến số nghiên cứu 23 2.3.1. Thông tin chung 23 2.3.2. Phân độ mô bệnh học 24 2.3.3. Phân bố UTKĐ theo mô bệnh học 24 2.3.4. Cộng hưởng từ thường quy 24 2.3.5. Cộng hưởng từ tưới máu 25 2.3.6. Cộng hưởng từ phổ 25 2.4. Phương pháp xử lý số liệu 26 2.5. Đạo đức nghiên cứu 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 28 3.2. Đặc điểm UTKĐ trên cộng hưởng từ tưới máu, phổ 32 3.2.1. Giá trị trung bình của các chỉ số tưới máu 32 3.2.2. Đặc điểm của các chất chuyển hoá tại vùng u 32 3.2.3. Đặc điểm của tỷ lệ các chất chuyển hoá tại vùng u 33 3.2.4. Đặc điểm của cộng hưởng từ phổ tại vùng quanh u. 35 3.3. Giá trị cộng hưởng từ phổ, tưới máu trong chẩn đoán phân bậc u thần kinh đệm 36 3.3.1. Giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ 36 3.3.2. Giá trị của cộng hưởng từ tưới máu trong chẩn đoán phân bậc u thần kinh đệm 37 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 38 4.1 Đặc điểm chung 38 4.1.1. Tuổi 38 4.1.2. Đặc điểm UTKĐ trên cộng hưởng từ thường quy 39 4.2. Giá trị của cộng hưởng từ thường quy trong phân bậc UTKĐ 43 4.3. Đặc điểm u thần kinh đệm trên cộng hưởng từ tưới máu và phổ 44 4.3.1. Đặc điểm các thông số tưới máu trong u 44 4.3.2. Đặc điểm CHT phổ trong UTKĐ 45 4.4. Giá trị của CHT phổ và tưới máu trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ 50 4.4.1. Giá trị của CHT phổ trong chẩn đoán phân bậc UTKĐ. 50 4.4.2. Giá trị của CHT tưới máu trong chẩn đoán UTKĐ 51 KẾT LUẬN 53 KHUYẾN NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectcộng hưởng từ phổvi_VN
dc.subjectu thần kinh đệmvi_VN
dc.subjectdce mrivi_VN
dc.subjectcộng hưởng từ tưới máuvi_VN
dc.subjectspectroscopyvi_VN
dc.titleNghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chuỗi xung tưới máu và chuỗi xung phổ trên cộng hưởng từ 3T chẩn đoán phân bậc u thần kinh đệmvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUAN VAN I 27102022.pdf
  Restricted Access
1.62 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LUAN VAN I 26102022.docx
  Restricted Access
1.77 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.