Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3734
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Hữu Tú-
dc.contributor.authorVũ, Thị Quyên-
dc.date.accessioned2022-10-20T09:02:36Z-
dc.date.available2022-10-20T09:02:36Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3734-
dc.description.abstractCác nhóm thuốc họ morphin được sử dụng phổ biến trong gây mê cân bằng vì tác dụng kiểm soát đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên opioid liên quan đến nhiều tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, loạn thần, lú lẫn, tắc ruột, ức chế hô hấp, ức chế miễn dịch, nghiện thuốc lạm dụng thuốc. Do đó, việc sử dụng phổ biến opioid trong khi gây mê đã bị thách thức bởi nhiều nghiên cứu lâm sàng, những nghiên cứu đó cho thấy gây mê không opioid (opioid free anesthesia OFA) hay gây mê tiết kiệm opioid (sparing-opioid) có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau đầy đủ, đồng thời giảm lượng tiêu thụ opioid liên quan đến phẫu thuật và hy vọng giảm các tác dụng phụ không mong muốn của opioid. Các chiến lược giảm đau sparing - oipoid đã biết bao gồm sự kết hợp cácnhóm thuốc giảm đau NSAID, parcacetamol, ketamin, lidocaine, dexmedetomidine kỹ thuật giảm đau tại chỗ, giảm đau vùng. Trong đó phương pháp gây tê ngoài màng cứng được sử dụng khá phổ biến trong những phẫu thuật mở bụng lớn bới vì những lợi ích của nó đem lại. Việc đánh giá đau trong gây mê toàn thân vẫn còn là thách thức lớn đối với bác sỹ gây mê. Việc đánh giá đau được thực hiện dựa vào đánh giá trên lâm sàng qua các chỉ số như mạch, huyết áp, vã mồ hôi, chảy nước mắt, làm cơ sở để bổ sung thuốc giảm đau. Việc đánh giá bằng phương pháp chủ quan này gặp rất nhiều khó khăn, và có nhiều yếu tố ảnh hưởng, làm sai lệch kết quả, dẫn đến hướng dẫn bổ sung thuốc giảm đau không hợp lý. Từ năm 2007, trên thế giới có nhiều tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng chỉ số đau số hóa ANI vào đánh giá độ đau trong gây mê. Hiện tại ở Việt Nam việc sử dụng opioid trong mổ thường dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ gây mê và chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề sử dụng tiết kiệm oipoid trong mổ. Chính vì thế mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả giảm tiêu thụ opioid của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi phối hợp với gây mê toàn thân qua theo dõi ANI trong phẫu thuật ổ bụng” với mục tiêu:1. Đánh giá hiệu quả giảm tiêu thụ opioid của phương pháp gây tê ngoài màng cứng phối hợp với gây mê toàn thân qua theo dõi ANI trong phẫu thuật ổ bụng. 2. So sánh một số chỉ số về chất lượng hồi tỉnh của phương pháp gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê toàn thân với phương pháp gây mê toàn thân đơn thuần trong phẫu thuật ổ bụng.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectGây tê ngoài màng cứngvi_VN
dc.subjectChỉ số đau ANIvi_VN
dc.subjectGiảm tiêu thụ opioidvi_VN
dc.titleĐánh giá hiệu quả giảm tiêu thụ opioid của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi phối hợp với gây mê toàn thân qua theo dõi ANI trong phẫu thuật ổ bụngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
VŨ THỊ QUYÊN_ BSNT.pdf
  Restricted Access
3.26 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
VŨ THỊ QUYÊN_ BSNT.docx
  Restricted Access
2.35 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.