Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3700
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Lân, Hiếu | - |
dc.contributor.advisor | Phạm Trần, Linh | - |
dc.contributor.author | Đặng Văn, Hoàng | - |
dc.date.accessioned | 2022-09-23T08:28:53Z | - |
dc.date.available | 2022-09-23T08:28:53Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3700 | - |
dc.description.abstract | Đặt vấn đề: Các rối loạn nhịp thất trên người không có bệnh tim thực tổn, hay còn được gọi là các rối loạn nhịp thất vô căn (idiopathic ventricular arrhythmias), đa phần đều khởi phát từ đường ra tâm thất. Phân biệt ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải (ĐRTP) và đường ra thất trái (ĐRTT) còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ngoại tâm thu thất (NTTT) có dạng block nhánh trái với chuyển tiếp tại V3. Mục tiêu nghiên cứu chúng tôi là:Xác định giá trị của các chuyển đạo điện tâm đồ cải tiến trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 70 bệnh nhân ngoại tâm thu thất không có bệnh tim thực tổn và có chỉ định thăm dò điện sinh lý và điều trị RF. Kết quả nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 70 bệnh nhân có ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra tâm thất được thăm dò điện sinh lý và triệt đốt RF thành công ở đường ra thất phải (ĐRTP: n=47) và đường ra thất trái (ĐRTT; n=23). Về giá trị chẩn đoán phân biệt vị trí ngoại tâm thu thất, chỉ số biên độ sóng R, chỉ số biên độ sóng S, chỉ số tỷ số biên độ R/S, chỉ số RWDI có giá trị chẩn đoán phân biệt NTTT khởi phát từ đường ra tâm thất trong nhóm nghiên cứu. Trong đó chỉ số RWDI là chỉ số có giá trị chẩn đoán cao nhất ở nhóm nghiên cứu chung và nhóm NTTT chuyển tiếp tại V3. Với giá trị chỉ số RWDI ≤40 ms có độ nhạy 95,7%, độ đặc hiệu 95,7% và diện tích dưới đường cong AUC là 0,96 (95% KTC 0,91-1,00) trong chẩn đoán NTTT từ ĐRTP trong nhóm nghiên cứu. Khi so sánh chỉ số RWDI với một số tiêu chuẩn trước đó của điện tâm đồ tiêu chuẩn ở nhóm bệnh nhân chung và nhóm chuyển tiếp tại V3, chỉ số RWDI cho kết quả cao nhất về giá trị dưới đường cong cùng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Kết luận: Các tiêu chuẩn chẩn đoán mới của các chuyển đạo điện tâm đồ cải tiến có giá trị chẩn đoán phân biệt NTTT từ đường ra tâm thất.Trong đó chỉ số RWDI là chỉ số có giá trị nhất trong chẩn đoán phân biệt và hữu dụng trong thực hành lâm sàng bác sỹ nhịp học. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về ngoại tâm thu thất 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Phân loại ngoại tâm thu thất 3 1.1.3. Dịch tễ 5 1.1.4. Chẩn đoán 6 1.1.5. Xử trí ngoại tâm thu thất 12 1.2. Đại cương về ngoại tâm thu thất tại đường ra thất phải và thất trái. 13 1.2.1. Nguồn gốc phôi thai và cấu trúc giải phẫu của đường ra thất. 13 1.2.2. Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt tiêu chuẩn ngoại tâm thu thất từ đường ra thất 16 1.2.3. Điện tâm đồ các chuyển đạo cải tiến trong phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái. 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 22 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.3.2. Cách lấy mẫu nghiên cứu 23 2.3.3. Quy trình nghiên cứu 23 2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu 23 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp đo đạc. 24 2.4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu. 24 2.4.2. Các biến số và chỉ số điện tâm đồ bề mặt tiêu chuẩn, các chuyển đạo điện tâm đồ cải tiến và phương pháp đo. 25 2.4.3. Các biến số trong quá trình thăm dò điện sinh lý 30 2.4.4. Các biến số và chỉ số đầu ra trong nghiên cứu: 30 2.5. Thăm dò điện sinh lý tim 31 2.5.1. Địa điểm tiến hành 31 2.5.2. Máy và điện cực 31 2.5.3. Quy trình triệt đốt 32 2.6. Xử lý số liệu 35 2.7. Đạo đức nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra tâm thất. 38 3.1.1. Đặc điểm về lâm sàng 38 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 41 3.2. Đặc điểm và giá trị chẩn đoán điện tâm đồ các chuyển đạo cải tiến trong phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất 49 3.2.1. Biên độ sóng R 49 3.2.2. Biên độ sóng S 51 3.2.3. Tỉ số biên độ R/S 52 3.2.4. Thời gian QRS 53 3.2.5. RWDI 54 3.2.6. So sánh giá trị các chỉ số nghiên cứu các chuyển đạo cải tiến và tiêu chuẩn điện tâm đồ tiêu chuẩn trong phân biệt biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất khởi phát từ ĐRTP và ĐRTT 55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu 62 4.1.1. Tuổi 62 4.1.2. Giới 62 4.1.3. Triệu chứng lâm sàng 63 4.1.4. Gánh nặng NTTT và chức năng thất trái. 65 4.1.5. Chẩn đoán và thể lâm sàng 67 4.1.6. Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt tiêu chuẩn. 69 4.2. Đặc điểm điện tâm đồ và giá trị chẩn đoán các chuyển đạo cải tiến 73 4.2.1. Biên độ sóng R 74 4.2.2. Biên độ sóng S 75 4.2.3. Tỉ số biên độ R/S 75 4.2.4.Thời gian QRS 76 4.2.5. RWDI 76 4.2.6. So sánh giá trị chẩn đoán một số tiêu chuẩn rút ra từ nghiên cứu trong chẩn đoán NTTT từ ĐRTP và ĐRTT. 78 4.2.7. Giải thích giá trị chỉ số RWDI và chỉ số rút ra từ nghiên cứu. 83 KẾT LUẬN 86 KHUYỄN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Ngoại tâm thu thất | vi_VN |
dc.subject | Ngoại tâm thu thất từ đường ra tâm thất | vi_VN |
dc.subject | Các chuyện đạo điện tâm đồ cải tiến | vi_VN |
dc.title | Giá trị của các chuyển đạo điện tâm đồ cải tiến trong phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
NT 44 Đặng Văn Hoàng - luận văn sau bảo vệ.docx Restricted Access | 10.1 MB | Microsoft Word XML | ||
NT 44 Đặng Văn Hoàng - luận văn sau bảo vệ.pdf Restricted Access | 2.95 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.