Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3610
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS., Hoàng Thị Lâm-
dc.contributor.authorNGUYỄN, HỒNG NGỌC-
dc.date.accessioned2022-02-26T17:41:46Z-
dc.date.available2022-02-26T17:41:46Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3610-
dc.description.abstractLupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus) là bệnh lý tự miễn hệ thống, đặc trưng bởi sự tham gia không đồng nhất của nhiều cơ quan và sự sản xuất hàng loạt các tự kháng thể.1 Bệnh cảnh của SLE đa dạng với sự tổn thương đa cơ quan như khớp, da, phổi, thận, cơ quan huyết học… Các tổn thương huyết học thường gặp và rất đa dạng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, cả tại thời điểm chẩn đoán và trong suốt quá trình của bệnh.2 Các tổn thương huyết học chính của SLE bao gồm thiếu máu, tan máu tự miễn, rối loạn liên quan đến tế bào bạch cầu và giảm tiểu cầu.1 Những tổn thương này có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của SLE cũng như quá trình điều trị SLE. Sự thay đổi trong rối loạn đông cầm máu cũng đã được quan sát thấy ở bệnh nhân SLE và thường liên quan đến sự xuất hiện của các tự kháng thể.3, 4 Các kháng thể kháng phospholipid (aPLs) là một họ tự kháng thể chống lại các protein huyết tương liên kết với phospholipid.5 Trên lâm sàng, những kháng thể kháng phospholipid hay gặp bao gồm kháng thể kháng phospholipid, kháng thể kháng β2-glycoprotein-I, kháng thể kháng cardiolipin và kháng đông lupus. Các kháng thể này xuất hiện ở hầu hết những bệnh nhân có hội chứng kháng phospholipid và ở 30 – 40% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.6 Sự xuất hiện của kháng thể kháng phospholipid làm tăng nguy cơ về huyết khối động, tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim và các biến cố thai sản.4 Một số nghiên cứu còn cho thấy mối tương quan giữa các kháng thể này và các tổn thương huyết học trong lupus ban đỏ hệ thống, đặc biệt trong tan máu tự miễn và giảm tiểu cầu.2-4, 7 Theo nghiên cứu gần đây của Chock và cộng sự, tỷ lệ lưu hành của giảm tiểu cầu ở bệnh nhân SLE có aPLs-dương tính và aPLs-âm tính lần lượt là 31% và 15%.8 Đồng thời, kết quả dương tính với kháng thể kháng phospholipid ở bệnh nhân SLE làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu gấp hai đến bốn lần so với bệnh nhân không có kháng thể này và nguy cơ cao nhất là với xét nghiệm LA.9 Tuy nhiên sự tương quan này còn chưa được thống nhất. Mối liên quan giữa các kháng thể kháng phospholipid và tổn thương huyết học đang là một vấn đề rất được quan tâm trong quản lý và điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế, chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Mối liên quan giữa kháng thể kháng phospholipid và tổn thương huyết học ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương huyết học. 2. Đánh giá mối liên quan giữa kháng thể kháng phospholipid và tổn thương huyết học trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectDị ứng – Miễn dịch lâm sàngvi_VN
dc.subjectlupus ban đỏvi_VN
dc.subjectkháng thể kháng phospholipidvi_VN
dc.subjecttổn thương huyết họcvi_VN
dc.titleMỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG PHOSPHOLIPID VÀ TỔN THƯƠNG HUYẾT HỌC Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3125.pdf
  Restricted Access
1.37 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.