Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3580
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS., Phạm Thị Thu Thủy-
dc.contributor.authorNGUYỄN, ĐỨC THỊNH-
dc.date.accessioned2022-02-25T03:38:45Z-
dc.date.available2022-02-25T03:38:45Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3580-
dc.description.abstractGlôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Bệnh gây tổn thương thần kinh thị giác không hồi phục và có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Tại Mỹ có khoảng 80,000 người mù do glôcôm không điều trị1. Theo Flaxman và cộng sự năm 2017, trong nghiên cứu những nguyên nhân gây mù và nhược thị trên thế giới giai đoạn 1990 - 2020, nguyên nhân gây mù do glôcôm đứng thứ 3 (8,49%) sau nguyên nhân đục thể thủy tinh (35,15%) và tật khúc xạ chưa được chỉnh kính (20,28%)2. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Tôn Thị Kim Thanh và cộng sự, tỷ lệ mù hai mắt do glôcôm là 5,7%, đứng thứ 3 sau đục thể thủy tinh và các bệnh bán phần sau3. Glôcôm góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý của thị thần kinh, tiến triển mạn tính, có sự kết hợp của nhiều yếu tố, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào hạch võng mạc, biểu hiện bằng tổn hại thị trường, lớp sợi thần kinh võng mạc và lõm teo đĩa thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất của những tổn thương này là do nhãn áp cao. Bên cạnh đó rối loạn vận mạch cũng là một yếu tố quan trọng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của glôcôm góc mở. Ngoài ra, một số yếu tố khác như rối loạn chuyển hóa, dị ứng – miễn dịch cũng được đề cập đến trong thời gian gần đây. Lựa chọn hàng đầu trong điều trị glôcôm góc mở hiện nay vẫn là sử dụng thuốc tra hạ nhãn áp. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc có nhiều nhược điểm là giá thành cao, có thể gặp những tác dụng phụ của thuốc, đồng thời đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ điều trị thuốc mới đạt hiệu quả duy trì nhãn áp ổn định. Điều trị bằng laser tạo hình vùng bè được ứng dụng từ những năm 1980 cũng cho hiệu quả thành công khá cao: 77% trong năm đầu tiên, 49% sau 5 năm4. Tuy vậy, laser tạo hình vùng bè tác 2 động trực tiếp lên cấu trúc bè nên có thể gây ra những biến chứng nếu sử dụng năng lượng cao. Phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser được Latina và Park thực hiện lần đầu vào năm 1995 đã cho thấy những ưu điểm nổi trội. Nhờ chỉ tác động chọn lọc lên các tế bào sắc tố mà không làm tổn thương các cấu trúc khác nên hạn chế tối đa các biến chứng của laser tạo hình vùng bè5. Sau đó phương pháp này được chấp thuận bởi FDA vào năm 2002, được nhiều các tác giả trên thế giới áp dụng, thu được kết quả tốt. Với những bệnh nhân đã dùng thuốc tra hạ nhãn áp, một số tác giả cũng áp dụng điều trị cho kết quả thành công khá cao, giúp giảm chi phí do thuốc và thuận tiện cho bệnh nhân. Ở Việt Nam, cho đến nay kỹ thuật này mới chỉ áp dụng đơn lẻ và có một vài báo cáo sơ bộ về kết quả bước đầu của phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trên bệnh nhân glôcôm góc mở. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trên bệnh nhân glôcôm góc mở đã được điều trị bằng thuốc tra” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trên bệnh nhân glôcôm góc mở đã được điều trị bằng thuốc tra hạ nhãn áp. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trịvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectNhãn Khoavi_VN
dc.subjectđiều trị bằng thuốc travi_VN
dc.subjecttạo hình vùng bèvi_VN
dc.subjectbệnh nhân glôcôm góc mởvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH VÙNG BÈ CHỌN LỌC BẰNG LASER TRÊN BỆNH NHÂN GLôCôm GÓC MỞ ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THUỐC TRAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3096.pdf
  Restricted Access
1.52 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.