Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3561
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | NGUYỄN, THU HƯƠNG | - |
dc.contributor.author | PHẠM, THỊ PHƯƠNG | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-24T09:09:30Z | - |
dc.date.available | 2022-02-24T09:09:30Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3561 | - |
dc.description.abstract | Trên thế giới năm 2018 có khoảng 2,1 triệu ca UTV mới mắc (chiếm khoảng 11,6 % các bệnh ung thư) và có 626.679 ca tử vong. Tại Đông Nam Á năm 2018, ghi nhận khoảng 137 514 ca mới mắc và 50.900 ca chết vì UTV(theo GLOBOCAN năm 2018)1 . Ở Việt Nam, theo số liệu của Chương trình mục tiêu phòng chống ung thư năm 2013 UTV với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 24,4/100.000 dân, đến năm 2018 con số này là 26,4 trong đó tỷ lệ mắc UTV mới là 12 000 người, tử vong trong năm 2018 là 6000 người 2 . Để tiên lượng cũng như đạt hiệu quả cao trong điều trị UTV thì vấn đề chẩn đoán phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chụp X quang và siêu âm(SA) vú là hai phương pháp phổ biến nhất được dùng để phát hiện khối u vú cũng như những bất thường khác ở vú. SA B-mode là phương pháp được áp dụng rộng rãi, an toàn không nhiễm xạ và có giá trị cao để chẩn đoán UTV, đã được hội Chẩn đoán hình ảnh Mỹ (American College of Radiology - ACR) đưa vào trong “Hệ thống dữ liệu và báo cáo kết quả chẩn đoán hình ảnh tuyến vú” (Breast imaging report and data system, BI-RADS) 3 . UTV đang ngày càng trẻ hóa4 , thêm vào đó phụ nữ châu Á thường có mật độ tuyến vú cao nên chụp Xquang vú sẽ bị hạn chế đánh giá, do vậy SA có vai trò rất lớn trong vấn đề chẩn đoán UTV. Trong nghiên cứu của Thomas Stavros5 và phân loạị ACR- BIRADS 20136 , các DH về hình ảnh SA nghi ngờ ác tính của khối u vú đã được giới thiệu và áp dụng, bao gồm có 08 dấu hiệu: ( 1) Khối có tua gai; (2) Khối bờ không đều với bờ góc cạnh; (3) Có bóng cản âm phía sau khối; (4) Có thành phần giảm âm;(5) Hướng không song song (bao gồm khối tròn);(6) Ống tuyến giãn nằm trong nhu mô; (7) Nhiều thuỳ múi nhỏ; (8) Vi vôi hoá nhỏ trong hoặc ngoài khối. Các DH này có giá trị chẩn đoán và có thể thấy ở cả các tổn thương lành tính, ví dụ DH số (4) là có thành phần giảm âm có thể 2 gặp ở u xơ tuyến vú, biến đổi xơ nang, sẹo xơ... 7 Do vậy các DH này được nghiên cứu nhiều ở cả những tổn thương lành tính và ác tính. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về cách phân loại những DH này trên thế giới, đặc biệt là trong phân loại BIRADS 4 với dự báo tiên lượng ác tính rộng từ 2% đến 94 %. Các tài liệu để phân loại BIRADS những DH SA âm nghi ngờ ác tính cũng như đánh giá giá trị của những DH này chủ yếu được thực hiện ở các nước phương tây và các nước phát triển, nơi có điều kiện sống, đặc điểm về nhu mô tuyến vú cũng như tính chất di truyền của quần thể không giống với phụ nữ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, SA vú đã được áp dụng rộng rãi từ rất lâu, hệ thống phân loại BIRADS và những DH nghi ngờ ác tính của khối u vú trên SA cũng đã được áp dụng. Tuy vậy, sự hiểu biết sâu sắc để đánh giá gía trị cũng như áp dụng các DH này vào phân loại BIRADS trong chẩn đoán, tiên lượng, can thiệp điều trị còn hạn chế, chưa có nghiên cứu. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá giá trị chẩn đoán của các dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm vú” để bước đầu có những số liệu khoa học ở một trung tâm, với mong muốn phát triển thêm nữa nghiên cứu này tại các trung tâm khác ở nước ta nhằm xây dựng hệ thống số liệu tin cậy, đầy đủ, đa trung tâm phục vụ cho việc đánh giá, phân loại các dấu hiệu này trong hệ thống phân loại BIRADS, góp phần quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và can thiệp điều trị cho bệnh nhân UTV ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh các dấu hiệu ác tính trên siêu âm của ung thư vú. 2. Đánh giá giá trị chẩn đoán của các dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm vú | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1. Đặc điểm tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành............................................ 3 1.1.1. Sơ lược về giải phẫu....................................................................... 3 1.1.2. Cấu tạo ........................................................................................... 4 1.1.3. Mạch máu, thần kinh và hệ thống bạch huyết của vú...................... 4 1.1.4. Mô học và sinh lý của vú................................................................ 5 1.2. Một số tổn thương lành tính không điển hình có thể có các DH nghi ngờ ác tính trên siêu âm...................................................................... 7 1.3. Các phương pháp chẩn đoán UTV và vai trò của SA vú trong chẩn đoán UTV ................................................................................................... 8 1.3.1. SA B- mode tuyến vú. .................................................................... 8 1.3.2. Chụp Xquang tuyến vú................................................................... 9 1.3.3. Siêu âm đàn hồi mô tuyến vú........................................................ 10 1.3.4. Chụp cộng hưởng từ..................................................................... 10 1.4.Khả năng dự báo ác tính theo phân loại BI-RADS ACR 2013 trên SA tuyến vú............................................................................................ 11 1.5. Đặc điểm hình ảnh của 8 DH nghi ngờ ác tính trên SA....................... 11 1.5.1. Bờ tua gai. .................................................................................... 11 1.5.2. Khối có bờ không đều với bờ góc cạnh......................................... 11 1.5.3. Có bóng cản âm phía sau khối...................................................... 12 1.5.4. Có thành phần giảm âm................................................................ 12 1.5.5. Hướng không song song............................................................... 13 1.5.6. Ống tuyến giãn nằm xung quanh khối u ....................................... 14 1.5.7. Nhiều thuỳ múi nhỏ...................................................................... 14 1.5.8. Vi vôi hoá nhỏ trong hoặc ngoài khối........................................... 15 1.6. Phân loại BIRADS theo A. Thomas Stavros5 ..................................... 16 1.7. Chẩn đoán ung thư vú......................................................................... 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 19 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................... 19 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ...................................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 19 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................... 19 2.2.3. Công cụ thu thập số liệu ............................................................... 20 2.2.4. Quy trình nghiên cứu.................................................................... 20 2.2.5. Biến số ......................................................................................... 22 2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................ 23 2.2.7. Sai số và cách khắc phục .............................................................. 23 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu...................................................................... 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 24 3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 24 3.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm BN trong nghiên cứu ........................ 24 3.1.2. Đặc điểm về vị trí của UTV theo các góc ¼ của vú ...................... 25 3.1.3. Đặc điểm về lâm sàng của BN UTV............................................. 25 3.2. Đặc điểm về hình ảnh SA................................................................... 25 3.2.1. DH khối có bờ tua gai................................................................... 26 3.2.2. Khối có bờ không đều với bờ tạo góc cạnh................................... 26 3.2.3. Bóng cản âm sau khối................................................................... 27 3.2.4. Thành phần giảm âm.................................................................... 29 3.2.5. Hướng không song song............................................................... 30 3.2.6. Ống tuyến xung quanh giãn.......................................................... 31 3.2.7. Nhiều thuỳ múi nhỏ...................................................................... 32 3.2.8. Vi vôi hoá..................................................................................... 33 3.3. Giá trị chẩn đoán của 8 dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên SA trong chẩn đoán UTV......................................................................................... 34 3.3.1. Se, Sp và PPV của 8 dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên SA trong chẩn đoán UTV. ...................................................................................... 34 3.3.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các DH nghi ngờ ác tính trên siêu âm đối với chẩn đoán UTV............................................................. 35 CHUƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 38 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 38 4.1.1. Đặc điểm về tuổi .......................................................................... 38 4.1.2. Đặc điểm về vị trí ung thư vú theo các góc ¼............................... 39 4.1.3. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 40 4.2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm của 8 DH nghi ngờ ác tính....................... 41 4.2.1. DH khối có bờ tua gai................................................................... 41 4.2.2. Khối bờ không đều với bờ góc cạnh ............................................. 42 4.2.3. Có bóng cản âm phía sau khối...................................................... 44 4.2.4. Có thành phần giảm âm................................................................ 46 4.2.5. Trục lớn không song song ............................................................ 47 4.2.6. Ống tuyến giãn nằm xung quanh khối .......................................... 49 4.2.7. Nhiều thuỳ múi nhỏ...................................................................... 50 4.2.8. Vi vôi hoá trong hoặc ngoài khối.................................................. 50 4.3. So sánh giá trị chẩn đoán UTV của các DH nghi ngờ ác tính trên siêu âm vú................................................................................................ 51 4.3.1.Mô hình hồi quy đơn biến của 8 DH nghi ngờ ác tính trên siêu âm đối với chẩn đoán UTV .................................................................. 51 4.3.2. Mô hình hồi quy đa biến của các DH nghi ngờ ác tính trên siêu âm có ảnh hưởng đến chẩn đoán UTV.................................................. 52 KẾT LUẬN................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Chẩn đoán hình ảnh | vi_VN |
dc.subject | 8720111 | vi_VN |
dc.title | ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC DẤU HIỆU NGHI NGỜ ÁC TÍNH TRÊN SIÊU ÂM VÚ | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0623.pdf Restricted Access | 2.32 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.