Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3560
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTRẦN, NGỌC ÁNH-
dc.contributor.authorPHẠM, THỊ NGỌC THÚY-
dc.date.accessioned2022-02-24T09:09:16Z-
dc.date.available2022-02-24T09:09:16Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3560-
dc.description.abstractXơ gan là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi sự xơ hóa lan tỏa, gián đoạn nghiêm trọng dòng chảy động tĩnh mạch trong gan, kèm theo tăng áp lực tĩnh mạch cửa và cuối cùng suy tế bào gan, suy gan. Đợt cấp suy gan mạn (Acute on chronic liver failure - ACLF) là một hội chứng được công nhận gần đây, đặc trưng bởi đợt mất bù cấp tính (Acute Decompensated) của bệnh xơ gan và suy cơ quan (suy tạng: gan, thận, não, đông máu, tuần hoàn và / hoặc hô hấp) và tỷ lệ sống thấp (tỷ lệ tử vong trong 28 ngày là 30-40%)1 . Bệnh cảnh lâm sàng thường xảy ra trên bệnh nhân có bệnh nền là xơ gan do rượu và do virus. Các yếu tố khởi phát thường gặp là nhiễm trùng, viêm gan rượu hoạt động và đợt hoạt động của viêm gan virus mạn, tuy nhiên có 40-50% trường hợp không xác định rõ yếu tố khởi phát bệnh. Hàng năm, tại Hoa Kì, khoảng 700000 bệnh nhân nhập viện vì xơ gan và biến chứng của xơ gan, trong đó, có khoảng 32335 bệnh nhân có ACLF (5% bệnh nhân xơ gan phải nhập viện). Chi phí điều trị ACLF và tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với những nguyên nhân liên quan đến nhập viện phổ biến khác. MELD, MELD-Na và Child-Pugh là các hệ thống tính điểm thông thường để đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân xơ gan, và là phương pháp duy nhất để đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân mắc ACLF. Tuy nhiên, các thang điểm này còn nhiều hạn chế do không đánh giá sự tồn tại của các tạng bị suy giảm chức năng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiên lượng của bệnh nhân ACLF. Do vậy, nghiên cứu CANONIC đã phát triển điểm CLIF SOFA và phiên bản CLIF-C OF đơn giản hóa của nó, là thang điểm hữu ích để chẩn đoán ACLF theo số lượng và loại cơ quan bị suy chức năng. Giá trị của CLIF- 2 C OF trong dự đoán tỷ lệ tử vong ngắn hạn tương tự như điểm CLIF-SOFA và cao hơn so với điểm MELD, MELD-Na và Child-Pugh. Một nghiên cứu gần đây cũng dựa trên nghiên cứu CANONIC, đã phát triển và xác nhận độc lập một thang điểm mới với độ chính xác tiên lượng cao hơn các thang điểm thông thường và CLIF-SOFA, đó là thang điểm CLIF-C ACLF. Để xây dựng thang điểm này, CLIF-C OFs đã được kết hợp với hai biến số cơ bản khác là yếu tố dự báo tốt nhất về tỷ lệ tử vong: tuổi và số lượng tế bào bạch cầu (WBC). Điểm CLIF-C ACLF với điểm số cuối cùng dao động từ 0 đến 100, có thể được tính toán dễ dàng trong trang web của EF CLIF: http://www.efclif.com. Điểm CLIF-C ACLF cho thấy độ chính xác cao hơn hẳn các thang điểm cũ tại tất cả các thời điểm chính sau chẩn đoán ACLF (28, 90, 180, 365 ngày), cải thiện được 7-11% khả năng đánh giá đúng tiên lượng bệnh3 . Thang điểm CLIF-C ACLF đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên khái niệm ACLF và các thang điểm đánh giá mức độ nặng và tiên lượng ACLF còn khá mới mẻ, đặc biệt tại Việt Nam. Nhận thấy sự cần thiết của việc chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng cũng như tiên lượng của bệnh nhân ACLF, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Áp dụng thang điểm CLIF-C ACLF ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng”. Với mục tiêu: 1. Nhận xét sự thay đổi của thang điểm CLIF-C ACLF ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng. 2. Đánh giá giá trị của CLIF-C ACLF trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan có biến chứng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. Đại cương về xơ gan.............................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa .................................................................................... 3 1.1.2. Xơ gan mất bù .............................................................................. 3 1.1.3. Các biến chứng của xơ gan ........................................................... 4 1.1.4. Các thang điểm đánh giá suy gan.................................................. 5 1.2. Đại cương về đợt cấp suy gan mạn ............................................................ 5 1.2.1. Định nghĩa ACLF ......................................................................... 5 1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh. ................................................................ 7 1.2.3. Chẩn đoán đợt cấp suy gan mạn.................................................. 12 1.2.4. Các bảng điểm đánh giá mức độ và tiên lượng sống của bệnh nhân ACLF....................................................................... 14 1.2.5. Điều trị ACLF ............................................................................ 23 1.2.6. Các nghiên cứu ứng dụng thang điểm CLIF-C ACLF trong chẩn đoán mức độ và tiên lượng sống bệnh nhân ACLF ..................... 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 30 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................. 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 31 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: thuận tiện ................................................... 32 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 32 2.2.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................. 32 2.3. Biến số nghiên cứu .............................................................................. 32 2.4. Xử lý số liệu ........................................................................................ 39 2.5. Đạo đức nghiên cứu............................................................................. 40 2.6. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................. 41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 42 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................... 42 3.1.1. Tuổi, giới.................................................................................... 42 3.1.2. Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu......................... 43 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...................... 44 3.1.4. Mức độ suy gan theo phân loại Child Pugh của nhóm nghiên cứu ..44 3.1.5. Biến chứng xơ gan của nhóm nghiên cứu ................................... 45 3.1.6. Nguyên nhân xơ gan của đối tượng nghiên cứu .......................... 46 3.2. Sự thay đổi ACLF của đối tượng nghiên cứu....................................... 46 3.2.1. Phân độ ACLF của nhóm nghiên cứu ......................................... 46 3.2.2. Phân độ suy tạng trong nhóm nghiên cứu ................................... 48 3.2.3. Các yếu tố khởi phát ACLF trong nhóm nghiên cứu................... 51 3.2.4. Mối liên quan giữa nhiễm trùng và ACLF ................................. 52 3.2.5. Sự thay đổi điểm CLIF-C ACLF ở các nhóm biến chứng xơ gan .... 53 3.3. Giá trị các thang điểm tiên lượng ACLF.............................................. 54 3.3.1. Thang điểm CLIF-C ACLF ........................................................ 54 3.3.2. Thang điểm MELD..................................................................... 56 3.3.3. Thang điểm MELD-Na............................................................... 56 3.3.4. Thang điểm Child-Pugh.............................................................. 56 3.3.5. So sánh các thang điểm............................................................... 57 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 59 4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu................................................ 59 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới. .................................................................... 59 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng............................................ 60 4.1.3. Mức độ suy gan theo phân loại Child Pugh................................. 64 4.1.4. Biến chứng xơ gan của nhóm nghiên cứu ................................... 64 4.1.5. Nguyên nhân xơ gan của nhóm nghiên cứu ................................ 65 4.2. Sự thay đổi thang điểm ACLF ở nhóm nghiên cứu.............................. 66 4.2.1. Phân độ ACLF trong nhóm nghiên cứu ...................................... 66 4.2.2. Phân độ suy tạng trong nhóm nghiên cứu ................................... 66 4.2.3. Các yếu tố khởi phát ACLF và mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn với ACLF................................................................................... 68 4.2.4. Sự thay đổi điểm CLIF – C ACLF ở các nhóm biến chứng xơ gan.. 70 4.3. Giá trị các thang điểm tiên lượng ACLF.............................................. 70 KẾT LUẬN................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNội khoavi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleÁP DỤNG THANG ĐIỂM CLIF-C ACLF Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ BIẾN CHỨNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0622.pdf
  Restricted Access
2.44 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.