Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3557
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN, THANH THÚY-
dc.contributor.advisorLÊ, NGỌC ANH-
dc.contributor.authorVƯƠNG, THỊ DUYÊN-
dc.date.accessioned2022-02-24T09:08:30Z-
dc.date.available2022-02-24T09:08:30Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3557-
dc.description.abstractTiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm của thai kỳ. Bệnh lý này xuất hiện ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ với đặc trưng là tăng huyết áp và protein niệu, tình trạng bệnh lý của mẹ sẽ hết khi thai rời khỏi buồng tử cung.1 Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh là 2-8%.2 Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc tiền sản giật khoảng 5-6%. 3 Bệnh gây ra tình trạng tổn thương đa cơ quan và được xếp vào một trong những bệnh lý sản khoa nặng nề nhất. Hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật có một vai trò quan trọng trong việc quyết định phương hướng điều trị và cách phòng ngừa. Một giả thuyết được nhiều nhà khoa học ủng hộ nhất là tiền sản giật có cơ chế miễn dịch. Ở thai phụ tiền sản giật, sự cấp máu cho thai nhi không đầy đủ do thất bại của sự xâm nhập các nguyên bào nuôi, các nguyên bào nuôi chỉ xâm nhập nông ở màng rụng tử cung dẫn tới thiểu năng tuần hoàn tử cung-rau thai. Tiếp theo đó là sự hoạt hóa các tế bào nội mô và giải phóng nhiều yếu tố góp phần vào biểu hiện lâm sàng của tiền sản giật.4,5 Tế bào dNK (decidua nature killer) quan trọng trong hỗ trợ các nguyên bào nuôi trong quá trình xâm lấn, tái cấu trúc động mạch xoắn thông qua sự tương tác giữa thụ thể KIR (Killer cell immunoglobulin like receptors) của tế bào dNK và phân tử HLA lớp I trên nguyên bào nuôi. Trên nhóm thai phụ châu Phi ở Uganda, theo tác giả Nakimuli năm 2014 thấy rằng gen KIR2DL5 có xu hướng bảo vệ thai phụ khỏi TSG.6 Trong khi đó nghiên cứu trên nhóm thai phụ khu vực Nam Á, gen KIR2DL5 lại có nguy cơ làm tăng tỷ lệ TSG ở thai phụ. 7 Năm 2014 nghiên cứu của tác giả Hong Yu và cs cho thấy gen KIR2DS4 có xu hướng bảo vệ thai phụ khỏi TSG. 8 Trong khi đó, nghiên cứu của Nakimuli và cộng sự năm 2014 trên quần thể người châu Phi cận Sahara và 2 quần thể người Anh cho thấy cụm gen KIR chứa gen KIR2DS4 có xu hướng là tăng tỷ lệ TSG ở thai phụ. 6 Một nghiên cứu của Philippa R. Kennedy và cs năm 2016 cho thấy mối liên quan giữa việc kích hoạt KIR2DS4 bởi tế bào dNK ở tử cung liên quan đến sự thành công của thai kỳ. 9 Theo nghiên cứu bệnh-chứng của tác giả Soheila Akbari năm 2018 tại Iran, gen KIR2DS4 cũng có xu hướng làm tăng tỷ lệ TSG ở thai phụ. 10 Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, cả kiểu gen của mẹ và con đều góp phần làm tăng nguy cơ phát triển TSG. Ở Việt Nam đánh giá vai trò và mối liên quan của gen KIR2DL5, KIR2DS4 với TSG còn chưa có. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu gen KIR2DL5, KIR2DS4 ở thai phụ tiền sản giật” với mục tiêu: 1. Xác định tần suất xuất hiện gen KIR2DL5, KIR2DS4 ở thai phụ tiền sản giật và thai phụ bình thường 2. Nhận xét mối liên quan giữa gen KIR2DL5, KIR2DS4 với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giậtvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1. Đại cương tiền sản giật............................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa, dịch tễ, các yếu tố nguy cơ.......................................................3 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh..........................................................................................3 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật ..............................................................7 1.1.4 Phân loại TSG .............................................................................................10 1.1.5. Một số dấu ấn sinh học chẩn đoán sớm và dự phòng tiền sản giật............12 1.2. Vai trò của tế bào NK và receptor KIR trong thai kỳ, trong tiền sản giật và một số bệnh lý khác.............................................................................................. 13 1.2.1. Vai trò NK và mối liên quan với tiền sản giật ...................................... 13 1.2.2. Receptor KIR của tế bào NK và mối liên quan đến tiền sản giật...............14 1.2.3. Receptor KIR và mối liên quan đến một số bệnh lý khác ................. 16 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam............................... 17 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.................................................. 18 1.4. Kỹ thuật PCR trong nghiên cứu xác định kiểu gen KIR......................... 19 1.4.1. Nguyên lý và các bước của kỹ thuật PCR .................................................19 1.4.2. Kỹ thuật multiplex PCR......................................................................21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu......................................................... 23 2.1.1. Đối tượng ...................................................................................................23 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................23 2.2. Phương pháp nghiêm cứu ...................................................................... 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................24 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................24 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu .............................................................................27 2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................28 2.2.5. Nội dung và biến số nghiên cứu.......................................................... 29 2.3. Phân tích và xử lý số liệu....................................................................... 31 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 32 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm thai phụ bình thường và thai phụ tiền sản giật ........................................................................................... 32 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng.....................................................................................32 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ..............................................................................36 3.2. Tần suất xuất hiện gen và kiểu gen KIR2DL5, KIR2DS4 của 2 nhóm thai phụ........................................................................................................ 39 3.3. Mối liên quan giữa gen và kiểu gen KIR2DL5, KIR2DS4 với một số đặc điểm lâm sàng ở thai phụ tiền sản giật.......................................................... 41 3.4. Mối liên quan giữa gen và kiểu gen KIR2DL5, KIR2DS4 với một số đặc điểm cận lâm sàng ........................................................................................ 46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 53 4.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở thai phụ bình thường và thai phụ tiền sản giật......................................................................................................... 53 4.1.1 Đặc điểm lâm sàng......................................................................................53 4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ..............................................................................55 4.2 Tần suất xuất hiện gen và kiểu gen KIR2DL5, KIR2DS4 ........................ 57 4.3 Mối liên quan giữa gen và kiểu gen KIR2DL5, KIR2DS4 với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở thai phụ tiền sản giật.................................... 62 4.3.1 Mối liên quan giữa gen và kiểu gen KIR2DL5, KIR2DS4 với một số đặc điểm lâm sàng......................................................................................62 4.3.2 Mối liên quan giữa gen và kiểu gen KIR2DL5, KIR2DS4 với một số đặc điểm cận lâm sàng...............................................................................66 KẾT LUẬN................................................................................................. 70 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectMiễn Dịchvi_VN
dc.subject8720101vi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU GEN KIR2DL5, KIR2DS4 Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬTvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0619.pdf
  Restricted Access
2.05 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.