Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3512
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Quỳnh Anh-
dc.contributor.authorTRẦN, THỊ HƯƠNG QUỲNH-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:07:33Z-
dc.date.available2022-02-23T08:07:33Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3512-
dc.description.abstractSức khoẻ là vốn quý của con người và toàn xã hội, trong đó sức khỏe tâm thần đươc coi là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin ở năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân 1 . Vì vậy, bảo vệ sức khỏe tâm thần, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho vị thành niên là thiết yếu trong thời đại này. Để có sức khoẻ tốt về mặt thể chất và tinh thần cho lứa tuổi này cần quan tâm đến nhiều yếu tố trong đó chăm sóc sức khỏe tâm thần cần được chú trọng đặc biệt. Trầm cảm, lo âu, stress là những rối loạn tâm lý dễ gặp phải, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT). Đây là giai đoạn trẻ vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm sinh lý như nhân cách, tình cảm, và trí tuệ. Đặc biệt ở lứa tuổi này, rất dễ bị tổn thương do tác động tâm lý từ sự phát triển của bản thân và từ môi trường bên ngoài, kết hợp với đặc điểm tâm lý bồng bột, thiếu kinh nghiệm nên nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, stress của đối tượng này ở mức cao 2,3,4,5 . Các vấn đề này có thể ảnh hưởng xấu đến các chức năng về mặt xã hội của các em như học tập, giao tiếp, tuy nhiên có nhiều nguy cơ và bệnh lí có thể phòng ngừa và điều trị được. Trên thế giới, theo WHO (2014) trầm cảm là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật, tàn tật ở trẻ vị thành niên và tự tử là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở đối tượng này 6 ; NIMH (2017) có 31,9% dân số Mỹ từ 13-18 tuổi mắc các rối loạn lo âu cao hơn so người trên 18 tuổi 7 . Tại Việt Nam, theo Samuels và cộng sự (2016) có khoảng 8% đến 21% trẻ vị thành niên mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và khác nhau theo khu vực sống, giới tính, lứa tuổi và phương pháp nghiên cứu 8 . Một khảo sát dịch tễ học về sức khỏe tâm thần ở trẻ em chọn 10/63 tỉnh/thành cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em chiếm khoảng 12%, nghĩa là hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về dịch vụ sức khỏe tâm thần, các vấn đề phổ biến là hướng nội (lo âu, trầm cảm, đơn độc) và hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý) 2 9 . Số lượng trẻ vị thành niên chiếm 16,5% tổng dân số cả nước 10 , có khoảng từ 10- 20% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress trong lứa tuổi học sinh THPT có xu hướng gia tăng 11, 12,13,14,15 . Do vậy việc chăm sóc sức khoẻ lứa tuổi học đường đặc biệt đối với học sinh THPT rất cần có sự quan tâm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ngành y tế mới đem lại hiệu quả cao nhất cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực. Mặc dù đã có một số nghiên cứu đồng thời cả ba yếu tố trầm cảm, lo âu, stress ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên mục tiêu nghiên cứu về đối tượng là học sinh THPT hiện nay còn rất ít. Ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An tính đến trước thời điểm năm 2019 chưa thực hiện nghiên cứu nào 16 và năm học 2019-2020 là một năm học đặc biệt do tác động dịch COVID-19. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm học 2019-2020 và một số yếu tố liên quan” nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội ở học sinh THPT tại TP Vinh nói chung và tại trường THPT Hà Huy Tập nói riêng. Đó cũng là tiền đề và là cơ sở cho việc đưa ra kế hoạch cụ thể cho việc chăm sóc sức khỏe lứa tuổi học đường đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT. Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress bằng thang đo DASS-21 ở học sinh trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An năm học 2019-2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress của học sinh trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An năm 2019-2020vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................3 1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu ................................................................3 1.1.1. Khái niệm chung......................................................................................3 1.1.2. Trầm cảm ................................................................................................3 1.1.3. Lo âu .......................................................................................................4 1.1.4. Stress.......................................................................................................5 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT.......................................................8 1.2.1. Khái niệm học sinh THPT .......................................................................8 1.2.2. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh THPT......................................9 1.2.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT........................................9 1.3. Các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em và trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở học sinh THPT trên thế giới và Việt Nam........................ 11 1.3.1. Nghiên cứu về trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm..............11 1.3.2. Nghiên cứu về lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu. ..........................13 1.3.3. Nghiên cứu về stress và các yếu tố liên quan. ........................................13 1.4. Thang đo trầm cảm, lo âu và stress DASS-21 ............................................... 16 1.4.1. Giới thiệu chung và lý do lựa chọn thang DASS-21...............................16 1.4.2. Cách đánh giá trầm cảm, lo âu, stress theo thang đo DASS-21 ..............17 1.5. Khung lý thuyết............................................................................................ 19 1.6. Vài nét về địa bàn nghiên cứu....................................................................... 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................22 2.1. Địa điểm và thời gian tham gia nghiên cứu................................................... 22 2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 22 2.3. Thiết kế nghiên cứu. ..................................................................................... 22 2.4. Chọn mẫu và cỡ mẫu .................................................................................... 22 2.4.1. Cỡ mẫu..................................................................................................22 2.4.2. Chọn mẫu ..............................................................................................23 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................................ 24 2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin ......................................................... 25 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu.........................................................................25 2.6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:.......................................................................25 2.7. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................. 26 2.8. Sai số và cách khắc phục .............................................................................. 26 2.9. Đạo đức nghiên cứu...................................................................................... 27 2.10. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................. 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................29 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. .................................................. 29 3.2. Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress bằng thang DASS-21 ở học sinh..... 34 3.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh. ......................... 36 CHƯƠNG 4: 47BÀN LUẬN...............................................................................47 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 47 4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học ...................................................................47 4.1.2. Đặc điểm yếu tố cá nhân và yếu tố học tập ............................................48 4.1.3. Đặc điểm về yếu tố gia đình...................................................................48 4.1.4. Thông tin chung về yếu tố bạn bè, nhà trường, xã hội............................49 4.2. Tỷ lệ học sinh THPT có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress............................. 51 4.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu...... 53 4.3.1. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh .......................................53 4.3.2. Các yếu tố liên quan đến lo âu ở học sinh ..............................................60 4.3.3. Các yếu tố liên quan đến stress ở học sinh .............................................64 4.3.4. Mỗi liên quan trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh ................................69 KẾT LUẬN.........................................................................................................71 KIẾN NGHỊ........................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectY học dự phòngvi_VN
dc.subject8720163vi_VN
dc.titleTHỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ HUY TẬP, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NĂM HỌC 2019-2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUANvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0596.pdf
  Restricted Access
2.24 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.