Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3508
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS., BÙI TIẾN HƯNG-
dc.contributor.advisorTS., NGUYỄN ĐÌNH HƯNG-
dc.contributor.authorNGUYỄN THỊ, NGỌC HOA-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:06:17Z-
dc.date.available2022-02-23T08:06:17Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3508-
dc.description.abstractBí đái là tình trạng không tiểu được hoặc đi tiểu rất ít mặc dù bàng quang có chứa đầy nước tiểu, trong khi chức năng thận vẫn còn và tiếp tục sản xuất nước tiểu, nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn chức năng của hệ thần kinh1. Khi bị bí đái bệnh nhân sẽ đau tức vùng bàng quang, bàng quang sẽ căng phồng và được gọi là có cầu bàng quang2. Có nhiều nguyên nhân gây ra bí đái, đặc biệt là sau phẫu thuật. Trong những năm gần đây, việc phẫu thuật để điều trị các bệnh lí cột sống được áp dụng rộng rãi và có nhiều ưu thế hơn hẳn các phương pháp điều trị bảo tồn3. Tuy nhiên sau phẫu thuật thường để lại các biến chứng như: Vết mổ chậm liền hoặc nhiễm khuẩn, đau không giảm hoặc đau tăng hơn trước mổ, hội chứng đuôi ngựa sau mổ, bí đái, chướng bụng, đau tê chân bên đối diện, yếu chân. Trong các biến chứng trên bí đái là biến chứng thường gặp, chiếm 57,69%4. Bí đái sau phẫu thuật gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh vì vậy giải quyết vấn đề bí đái sau phẫu thuật là thực sự cần thiết. Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị bí đái sau phẫu thuật bằng các phương pháp: Chườm ấm, ép bàng quang, gõ trên xương mu, đặt sonde bàng quang. Trong đó đặt sonde bàng quang là phương pháp xử trí bí đái hiệu quả nhất tuy nhiên nếu đặt sonde dài ngày sẽ dễ dẫn đễn một số tác dụng không mong muốn như nhiễm trùng tiết niệu ngược dòng: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm thận. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài có thể gây nên những biến chứng như hẹp niệu đạo, viêm bàng quang mạn tính, trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân và có thể gây tử vong5,6. Theo lý luận của y học cổ truyền (YHCT) bí đái thuộc phạm vi chứng long bế. Nguyên nhân chính gây bí đái sau phẫu thuật là do khí trệ huyết ứ. Để điều trị chứng long bế, YHCT có thể sử dụng điện châm, cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt7,8. Các phương pháp này đều đem lại hiệu quả nhất định. Nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước đánh giá hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị bí đái cơ năng đem lại cải thiện đáng kể. Những năm gầy đây kĩ thuật châm xuyên huyệt được áp dụng trong điều trị nhiều chứng đau. Kỹ thuật châm xuyên huyệt kết hợp với kích thích điện nhằm mục đích điều khí nhanh, mạnh hơn, giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị.Tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu về tác dụng của kĩ thuật châm xuyên huyệt trong điều trị bí đái sau phẫu thuật cột sống thắt lưng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện châm xuyên huyệt trong điều trị bí đái cơ năng sau phẫu thuật cột sống thắt lưng” nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của điện châm xuyên huyệt trong điều trị bí đái cơ năng sau phẫu thuật cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan với kết quả điều trịvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectđiện châm xuyên huyệtvi_VN
dc.subjectđiều trị bí đái cơ năng sau phẫu thuậtvi_VN
dc.subjectY học cổ truyềnvi_VN
dc.subjectcột sống thắt lưngvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM XUYÊN HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG SAU PHẪU THUẬT CỘT SỐNG THẮT LƯNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3062.pdf
  Restricted Access
1.44 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.