Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3501
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Huy Tần-
dc.contributor.authorNGUYỄN, LẬP SƠN-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:05:17Z-
dc.date.available2022-02-23T08:05:17Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3501-
dc.description.abstractTheo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” 1 . Nó là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển và tồn vong của một xã hội. Khám sức khỏe định kỳ là một việc làm khoa học và có trách nhiệm đối với sức khỏe và tính mạng của mỗi con người. Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài. Ở nước ta, tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ luôn được ngành y tế tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân. Riêng đối với người lao động, Luật Lao động đã ghi rõ “Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần" 2 . Đối với một doanh nghiệp, lực lượng lao động khỏe mạnh là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp đó cũng như cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ý nghĩa chung là khám, sàng lọc định kỳ các bệnh nghề nghiệp, bệnh lý thường gặp theo từng độ tuổi, giới tính, địa dư… thì khám sức khỏe còn dự báo các yếu tố nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải, đồng thời đảm bảo cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp được theo dõi sức khỏe liên tục và toàn diện. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám định kỳ gồm có khám 7 chuyên khoa, trong đó có khám sức khỏe về chuyên khoa Tai Mũi Họng 3 . 2 Bệnh Tai Mũi Họng là bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta do các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, do ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng. Dù hiện nay, y học hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, chuyên ngành Tai Mũi Họng đang phát triển mạnh cả về lĩnh vực chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh Tai Mũi Họng vẫn là bệnh phổ biến do ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng cao. Những khác biệt về môi trường, khí hậu nơi ở, nơi làm việc, thói quen sinh hoạt đều có ảnh hưởng lớn đến việc mắc các bệnh Tai Mũi Họng. Là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Tập đoàn Viettel không chỉ hoạt động trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin mà còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao, xây lắp công trình, thương mại và xuất nhập khẩu. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu bệnh Tai Mũi Họng trên các nhóm đối tượng khác nhau tuy nhiên nghiên cứu khảo sát trên nhóm đối tượng người lao động khám sức khỏe định kỳ còn hạn chế. Bởi vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cơ cấu bệnh Tai Mũi Họng và một số yếu tố liên quan ở người lao động của Tập đoàn Viettel qua khám sức khỏe định kỳ năm 2019 -2020” với những mục tiêu sau: 1. Mô tả cơ cấu bệnh Tai Mũi Họng ở người lao động của Tập đoàn Viettel qua khám sức khỏe định kỳ năm 2019 -2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến cơ cấu bệnh Tai Mũi Họng ở người lao động của Tập đoàn Viettel năm 2019 – 2020.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1. Các phương pháp thăm khám Tai Mũi Họng ....................................... 3 1.1.1. Hỏi bệnh ....................................................................................... 3 1.1.2. Khám thường................................................................................ 3 1.1.3. Khám nội soi ................................................................................ 3 1.2. Một số đặc điểm về giải phẫu sinh lý Tai Mũi Họng............................ 4 1.3. Một số bệnh Tai Mũi Họng thường gặp ............................................... 5 1.3.1. Bệnh lý Tai ................................................................................... 5 1.3.2. Bệnh lý Mũi - Xoang .................................................................... 8 1.3.3. Bệnh lý Vòm mũi họng............................................................... 11 1.3.4. Bệnh lý Họng – Thanh quản ....................................................... 12 1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh Tai Mũi Họng trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................................. 19 1.4.1. Trên thế giới ............................................................................... 19 1.4.2. Tại Việt Nam.............................................................................. 20 1.5. Một số khái niệm............................................................................... 22 1.5.1. Người lao động........................................................................... 22 1.5.2. Khám sức khỏe định kỳ .............................................................. 23 1.6. Vài nét về Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Tập đoàn Viettel.............................................................................................. 24 1.6.1. Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội................................................................................. 24 1.6.2. Tập đoàn Viettel ......................................................................... 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.......................................................... 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 26 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.................................................................... 26 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................... 26 2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 26 2.4. Chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................... 27 2.5. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 27 2.5.1. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ........................................... 27 2.5.2. Tiến hành thu thập số liệu........................................................... 27 2.6. Các biến số nghiên cứu...................................................................... 29 2.7. Sai số và cách khống chế sai số ......................................................... 31 2.7.1. Sai số.......................................................................................... 31 2.7.2. Cách khắc phục sai số................................................................. 31 2.8. Xử lí và phân tích số liệu................................................................... 31 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................... 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 33 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 33 3.2. Cơ cấu bệnh Tai Mũi Họng ở người lao động của Tập đoàn Viettel qua khám sức khỏe định kỳ năm 2019 -2020............................................ 36 3.3. Một số yếu tố liên quan đến cơ cấu bệnh Tai Mũi Họng của người lao động Tập đoàn Viettel .............................................................................. 42 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................... 51 4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .............................................. 51 4.2. Cơ cấu bệnh Tai Mũi Họng ............................................................... 51 4.2.1. Tình hình mắc bệnh Tai Mũi Họng chung .................................. 51 4.2.2. Tình hình mắc các bệnh về Tai ................................................... 54 4.2.3. Tình hình mắc các bệnh về Mũi - Xoang .................................... 55 4.2.4. Tình hình mắc các bệnh về Vòm mũi họng................................. 57 4.2.5. Tình hình mắc các bệnh về Họng – Thanh quản ......................... 57 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ mắc bệnh Tai Mũi Họng................ 58 4.3.1. Tiền sử cơ địa dị ứng .................................................................. 58 4.3.2. Hút thuốc lá, thuốc lào................................................................ 59 4.3.3. Uống rượu, bia hàng ngày........................................................... 61 4.3.4. Tình trạng thừa cân, béo phì ....................................................... 63 4.3.5. Thói quen vệ sinh mũi họng........................................................ 63 4.3.6. Thói quen đi khám bác sĩ khi có các vấn đề về Tai Mũi Họng .... 64 KẾT LUẬN................................................................................................. 65 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectY học gia đìnhvi_VN
dc.subject8729001vi_VN
dc.titleCƠ CẤU BỆNH TAI MŨI HỌNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL QUA KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ NĂM 2019-2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0586.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.