Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3497
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN, DUY HÙNG-
dc.contributor.authorLÊ, THỊ MAI LAN-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:04:25Z-
dc.date.available2022-02-23T08:04:25Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3497-
dc.description.abstractU não thất là các khối u phát triển trong hệ thống não thất, là các khối u hiếm gặp, chỉ chiếm 1-10% trong số các loại u não1 . U não thất nguyên phát nếu chúng xuất phát từ các cấu trúc bên trong hệ thống não thất (lớp nội mạc, vách trong suốt, đám rối mạch mạc, mô nâng đỡ màng nhện, mô lạc chỗ) và phát triển trực tiếp trong khoang não thất 2 . U được coi là thứ phát hoặc u cạnh não thất khi phát triển từ nhu mô não, từ các cấu trúc thần kinh xung quanh hoặc do di căn từ các cơ quan khác tới và có hơn 2/3 bề mặt u nhô vào trong não thất 2 . Đa phần các u trong não thất tiến triển chậm và lành tính nhưng do u nằm trong não thất nên thường gây tắc nghẽn sự lưu thông dịch não tủy làm ứ nước não thất dẫn đến tăng áp lực nội sọ 3 . Khi áp lực nội sọ tăng cao sẽ gây nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm như thoát vị não, hôn mê3,4. Vì vậy u não thất cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Trong chẩn đoán u não thất hiện nay, các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu để phân biệt u trong não hay u não thất 5 . Do đó, chẩn đoán hình ảnh là phương tiện để phát hiện và xác định tổn thương trong não thất. Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để xác định bản chất tổn thương, tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn và có thể bỏ sót các tổn thương ở vị trí sâu, không điển hình6 . Với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính và đặc biệt là cộng hưởng từ, việc chẩn đoán u não thất tương đối dễ dàng và có độ chính xác cao, giúp chẩn đoán sớm, xác định vị trí, tính chất u, các thành phần liên quan xung quanh u để xây dựng chiến lược điều trị, định hướng vị trí tiếp cận u trong quá trình phẫu thuật 7,8. Cắt lớp vi tính ưu thế hơn cộng hưởng từ trong đánh giá các tổn thương vôi hóa, tổn thương xương, tuy nhiên cắt lớp vi tính có những hạn chế đối với các u nhỏ, hạn chế đánh giá liên quan u với các thành phần xung quanh cũng như đánh giá bản chất u9 . Cộng hưởng từ khắc phục được các các nhược điểm của cắt lớp vi tính, vì nó cho phép quan sát được nhiều hướng trong không gian, có nhiều chuỗi xung để đánh giá bản chất tổn thương, liên quan của tổn thương với các thành phần xung quanh, không bị nhiễu ảnh bởi xương sọ 9 . 2 Cho đến nay đã có một vài nghiên cứu trên thế giới về vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u não thất 10,11 . Ở Việt Nam, một số tác giả cũng nghiên cứu về một số u não thất 12,13; tuy nhiên các tác giả chỉ nghiên cứu về một loại u trong não thất như u màng não thất 12, u đám rối mạch mạc hoặc nghiên cứu về u ở một vị trí trong não thất như não thất bên13 , nghiên cứu chung về các loại u trong hệ thống não thất thì cho đến nay chưa có đề tài nào, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán một số u não thất thường gặp”, với hai mục tiêu: 1. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của một số u não thất thường gặp. 2. Phân tích giá trị ADC trong chẩn đoán một số u não thất thường gặpvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3 1.1.Giải phẫu hệ thống não thất...............................................................................3 1.1.1. Hệ thống não thất........................................................................................3 1.1.2. Thành phần bên trong não thất....................................................................6 1.1.3.Các thành phần xung quanh hệ thống não thất ............................................8 1.1.4. Giải phẫu hệ thống não thất trên CHT.........................................................8 1.2.Đại cương u não thất .......................................................................................10 1.2.1. Một số u não thất thường gặp....................................................................11 1.2.2. Phân loại giải phẫu bệnh của u nguyên phát trong não thất .......................14 1.3.Triệu chứng lâm sàng của u não thất ...............................................................15 1.4 .Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh u não thất............................................16 1.4.1. X quang sọ thường....................................................................................16 1.4.2.Chụp não thất và chụp não bơm khí ..........................................................16 1.4.3. Siêu âm qua thóp ......................................................................................16 1.4.4.Cắt lớp vi tính...........................................................................................17 1.4.5.Cộng hưởng từ..........................................................................................17 1.5.Điều trị u não thất ...........................................................................................23 1.5.1. Điều trị nội khoa trước mổ........................................................................23 1.5.2. Điều trị giãn não thất trước mổ .................................................................23 1.5.3. Điều trị vi phẫu thuật ................................................................................23 1.5.4. Phẫu thuật nội soi .....................................................................................24 1.5.5. Xạ phẫu ....................................................................................................24 1.6.Một số nghiên cứu u não thất trong nước và trên thế giới................................24 1.6.1.Các nghiên cứu trên thế giới .....................................................................24 1.6.2.Các nghiên cứu trong nước .......................................................................26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................28 2.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn..................................................................................28 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................................28 2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................28 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................28 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu..................................................................................28 2.2.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu.................................................................28 2.2.4 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................29 2.2.5 Quy trình thăm khám................................................................................29 2.2.6 Các biến số nghiên cứu .............................................................................32 2.2.7 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu........................................37 2.2.8 Xử lý số liệu .............................................................................................37 2.3 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ......................................................................................39 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................................40 3.2 Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của một số u não thất thường gặp ..............43 3.3.Phân tích giá trị ADC trong chẩn đoán u não thất thường gặp..........................52 3.3.1. Giá trị của ADC thấp nhất trong phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt u màng não thất và u tế bào thần kinh trung ương ..............................................52 3.3.2. Giá trị của ADC thấp nhất trong phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt u màng não thất và u màng não. .........................................................................52 3.3.3. Giá trị của ADC thấp nhất trong phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt u màng não thất và u nguyên bào tủy..................................................................53 3.3.4. Giá trị của ADC thấp nhất trong phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt u màng não và u tế bào thần kinh trung ương .....................................................53 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................55 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ....................................................55 4.1.1. Phân bố theo giới......................................................................................55 4.1.2. Phân bố u theo tuổi...................................................................................56 4.1.3. Triệu chứng lâm sàng ...............................................................................58 4.1.4. Tần suất thường gặp của u não thất...........................................................59 4.2. Đặc điểm hình ảnh một số u não thất trên CHT thường quy............................60 4.2.1. Vị trí thường gặp của các loại u não thất...................................................60 4.2.2. Số lượng u ................................................................................................61 4.2.3. Kích thước khối u.....................................................................................62 4.2.4. Tính chất ranh giới - đường bờ .................................................................62 4.2.5. Cấu trúc u.................................................................................................63 4.2.6. Tín hiệu của u trên T1W và T2W/FLAIR.................................................64 4.2.7. Tính chất vôi hóa - chảy máu - hoại tử của u não thất...............................65 4.2.8. Phù não ....................................................................................................65 4.2.9. Hiệu ứng khối...........................................................................................66 4.2.10. Tính chất ngấm thuốc của u não thất.......................................................67 4.2.11. Giá trị ADC phần đặc trong một số u não thất thường gặp......................67 4.3. Phân tích giá trị ADC trong chẩn đoán một số u não thất thường gặp .............69 4.3.1. Giá trị của ADC phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt U màng não thất và U tế bào thần kinh trung ương .......................................................................69 4.3.2. Giá trị của ADC thấp nhất trong phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt u màng não thất và u màng não. .........................................................................70 4.3.3. Giá trị của ADC thấp nhất trong phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt u màng não thất và u nguyên bào tủy..................................................................71 4.3.4. Giá trị của ADC thấp nhất trong phần đặc của u trong chẩn đoán phân biệt U tế bào thần kinh trung ương và U màng não....................................................72 KẾT LUẬN..........................................................................................................74 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnhvi_VN
dc.subject8720111vi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ U NÃO THẤT THƯỜNG GẶPvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0582.pdf
  Restricted Access
3.02 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.