Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3496
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. PHAN, ĐÌNH PHONG-
dc.contributor.authorVÕ, DUY VĂN-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:04:10Z-
dc.date.available2022-02-23T08:04:10Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3496-
dc.description.abstractCơn tim nhanh QRS giãn rộng là một rối loạn nhịp nguy hiểm, thường gặp trên lâm sàng đòi hỏi chẩn đoán, xử trí kịp thời, nhất là khi tình trạng bệnh nhân không ổn định1–4 . Cơn tim nhanh QRS giãn rộng có thể là nhanh thất hoặc nhanh trên thất. Chẩn đoán cơ chế cơn tim nhanh QRS giãn rộng không chỉ có ý nghĩa trong xử trí cấp cứu, mà còn trong theo dõi, tiên lượng, kiểm soát rối loạn nhịp dài hạn. Chẩn đoán phân biệt các cơ chế gây cơn tim nhanh QRS giãn rộng có thể dựa trên điện tâm đồ bề mặt, nhiều tiêu chuẩn và lược đồ điện tâm đồ đã ra đời như Brugada, Vereckei thứ nhất, Vereckei aVR3,5,6 ; tuy nhiên thường phải qua nhiều bước, trong đó có những bước sử dụng tiêu chuẩn về hình thái phức bộ QRS nên tỏ ra tương đối phức tạp, gây khó khăn nhất định trong thực hành lâm sàng. Tiêu chuẩn Pava ra đời năm 2010, là một tiếp cận mới trong chẩn đoán phân biệt cơn tim nhanh QRS giãn rộng, áp dụng nguyên lý tốc độ lan truyền xung động hoạt hóa tâm thất khởi đầu chậm và sử dụng chuyển đạo duy nhất là DII – chuyển đạo phổ biến trong nhiều thiết bị theo dõi, không bị ảnh hưởng bởi vị trí mắc các điện cực. Do vậy đây là một tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt đơn giản, dễ áp dụng trong thực hành lâm sàng4 . Tiêu chuẩn này đã được sử dụng để phân tích 218 bản ghi điện tâm đồ nhịp nhanh có QRS giãn rộng, kết quả cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính lần lượt là 93,2%; 99,3%; 98,2%; 93,3% cho chẩn đoán nhanh thất với ngưỡng chẩn đoán 50ms. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn Pava chưa được biết đến rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào đánh giá giá trị tiêu chuẩn này trong chẩn đoán cơn tim 2 nhanh QRS giãn rộng cũng như so sánh với các sơ đồ kinh điển. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu giá trị tiêu chuẩn của Pava trong chẩn đoán cơ chế cơn tim nhanh QRS giãn rộng bằng điện tâm đồ 12 chuyển đạo” với mục tiêu: 1. Tìm hiểu giá trị chẩn đoán tiêu chuẩn của Pava trong chẩn đoán cơ chế cơn tim nhanh QRS giãn rộng bằng điện tâm đồ 12 chuyển đạo 2. So sánh giá trị tiêu chuẩn của Pava với tiêu chuẩn Brugada trong chẩn đoán cơ chế cơn tim nhanh QRS giãn rộngvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3 1.1. Định nghĩa cơn tim nhanh QRS giãn rộng .......................................... 3 1.2. Nguyên nhân cơn tim nhanh QRS giãn rộng....................................... 3 1.2.1. Nhịp nhanh thất ............................................................................ 5 1.2.2. Cơn tim nhanh trên thất dẫn truyền lệch hướng ............................ 5 1.2.3. Hội chứng tiền kích thích ............................................................. 6 1.3. Các triệu chứng lâm sàng trong cơn tim nhanh QRS giãn rộng........... 9 1.3.1.Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 9 1.3.2.Dấu hiệu thực thể .......................................................................... 9 1.4. Chẩn đoán phân biệt cơn tim nhanh QRS giãn rộng ......................... 10 1.4.1.Tiền sử và các dấu hiệu lâm sàng trong chẩn đoán phân biệt cơn tim nhanh QRS giãn rộng ........................................................... 10 1.4.2.Tiêu chuẩn điện tâm đồ trong chẩn đoán nhịp nhanh QRS giãn rộng ............................................................................................ 12 1.5. Tiêu chuẩn của Pava......................................................................... 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................31 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.................................................................... 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................... 31 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 32 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 32 2.3.2. Cách lấy mẫu nghiên cứu............................................................ 32 2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................ 32 2.4. Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp đo đạc .................................. 33 2.4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.................................................. 33 2.4.2. Triệu chứng lâm sàng ................................................................. 33 2.4.3. Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt...................................................... 34 2.5. Xử lý số liệu ...................................................................................... 37 2.6. Đạo đức nghiên cứu........................................................................... 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................39 3.1. Giá trị chẩn đoán tiêu chuẩn của Pava trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng.................................................................................. 39 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................ 39 3.1.2. Giá trị chẩn đoán tiêu chuẩn của Pava trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng ................................................................. 41 3.2. So sánh giá trị chẩn đoán tiêu chuẩn của Pava và tiêu chuẩn Brugada trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng ................................ 47 3.2.1. Giá trị chẩn đoán của tiêu chuẩn Brugada trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng ................................................................. 47 3.2.2. So sánh giá trị chẩn đoán của tiêu chuẩn của Pava và tiêu chuẩn Brugada trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng ............ 50 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................52 4.1. Giá trị chẩn đoán tiêu chuẩn của Pava trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng.................................................................................. 52 4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................ 52 4.1.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................. 52 4.1.2. Giá trị chẩn đoán tiêu chuẩn của Pava trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng ................................................................. 54 4.2. So sánh giá trị chẩn đoán của tiêu chuẩn của Pava và tiêu chuẩn Brugada trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng .................. 59 4.2.1. Giá trị chẩn đoán của tiêu chuẩn Brugada trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng ................................................................. 59 4.2.2. So sánh giá trị chẩn đoán của tiêu chuẩn của Pava và tiêu chuẩn Brugada trong chẩn đoán cơn tim nhanh QRS giãn rộng ............ 60 4.3. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................... 66 KẾT LUẬN.........................................................................................................67 KIẾN NGHỊ........................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTim mạchvi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleTÌM HIỂU GIÁ TRỊ TIÊU CHUẨN CỦA PAVA TRONG CHẨN ĐOÁN CƠ CHẾ CƠN TIM MẠCH NHANH QRS GIÃN RỘNG BẰNG ĐIỆN TÂM ĐỒ 12 CHUYỂN ĐẠOvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0581.pdf
  Restricted Access
3.28 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.