Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3486
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS., Nguyễn Thế Hạnh-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THỊ THU THỦY-
dc.date.accessioned2022-02-23T07:01:44Z-
dc.date.available2022-02-23T07:01:44Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3486-
dc.description.abstractBệnh lý tủy răng là bệnh hay gặp trong răng hàm mặt, sau sâu răng và bệnh quanh răng. Bệnh thường có biến chứng từ sâu răng hoặc tổn thương không do sâu răng như chấn thương, gẫy vỡ răng, núm phụ mặt nhai, thiểu sản, mòn răng… nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Trên lâm sàng tổn thương tủy biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau từ những dấu hiệu thoáng qua đến những triệu chứng rầm rộ. Điều quan trọng là người thầy thuốc phải phân biệt được răng tổn thương đó có bảo tồn được tủy hay phải lấy tủy. Bảo tồn tủy không những làm cho mô răng bền vững, khỏe mạnh, thẩm mỹ, mà còn giúp tổ chức nâng đỡ răng khỏe mạnh hơn. Do vậy, cần có chẩn đoán chính xác dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng để phân biệt tủy có thể bảo tồn hay phải điều trị nội nha, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Răng sâu thường được điều trị bằng việc loại trừ những mô răng tổn thương và trám lỗ sâu bằng vật liệu thích hợp. Nghiên cứu của Stanley khẳng định rằng khi tủy răng bị hở, tủy sẽ nhiễm trùng và trong lâm sàng nên tiến hành chụp tủy hoặc điều trị nội nha 1. Phương pháp chụp tủy nhằm mục đích bảo tồn sự sống của tủy răng. Trong suốt quá trình sống của răng, tế bào tủy góp phần vào việc hình thành ngà thứ phát để bảo vệ răng chống lại các kích thích cơ học và hóa học. Điều này đặc biệt quan trọng ở răng người trẻ có chóp chân răng phát triển chưa đầy đủ. Nhiều khuyến cáo cho rằng, chỉ nên điều trị bảo tồn tủy răng ở bệnh nhân trẻ tuổi vì khả năng lành thương tủy cao hơn so với bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên, các bằng chứng gần đây đã không cho thấy ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân và tình trạng phát triển của lỗ chóp chân răng lên kết quả điều trị bảo tồn tủy răng. Do đó, việc điều trị bảo tồn tủy răng của răng vĩnh viễn ở người trưởng thành đã được xem xét lại và khuyến khích. Theo Sargenti (1965), chụp tủy trực tiếp chỉ có kết quả đạt 70%. Sargenti và Bonsack thấy chụp tủy gián tiếp cho kết quả rất tốt 2. Ở các nước Bắc Âu người ta dùng chụp tủy gián tiếp rất rộng rãi, sau 6 tháng, tháo một phần hàn tạm và hàn vĩnh viễn. Theo Dr. Ed Ginsberg, tỉ lệ thành công của chụp tủy gián tiếp trên các lỗ sâu lớn ở răng hàm là 90% 3. Nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng canxi hydroxit như là tiêu chuẩn vàng trong việc chụp tủy. Canxi hydroxit có độ pH cao và có tác dụng kích thích đối với sự hình thành ngà răng và bảo tồn khả năng sống của tủy 4. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm như khả năng đông cứng, thời gian kích thích tạo ngà răng thứ phát hay hiệu quả bảo tồn tủy 5,6. Trong những năm gần đây, rất nhiều sự chú ý đã được dành cho khoáng chất chống oxy hóa MTA như là vật liệu để chụp tủy lý tưởng, nhờ khả năng hình thành cầu ngà, không kích thích gây viêm tủy 7. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính tương hợp sinh học, hoạt tính kháng khuẩn và các đặc tính hóa học tốt hơn hẳn so với canxi hydroxide trong chụp tủy 8. Ở Việt Nam, MTA cũng đã được sử dụng chủ yếu trong điều trị răng vĩnh viễn như chụp tủy, tạo nút chặn chóp 9. Tuy nhiên, nhược điểm của MTA là khó thao tác 10, khả năng đông cứng lâu (2 tiếng 45 phút) 11 và làm đổi màu răng 12 và giá thành khá cao. Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất nghiên cứu các vật liệu mới ứng dụng trong điều trị tủy nói chung và chụp tủy nói riêng. Một trong những vật liệu mới để chụp tủy là Biodentine với thời gian đông cứng chỉ 12 phút và có hiệu quả tốt trong việc bảo tồn tủy cũng như kích thích hình thành cầu ngà 13. Ở Việt Nam, hiện nay việc chụp tủy gián tiếp được sử dụng rất thường xuyên trên lâm sàng. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của vật liệu này và mong muốn giúp cho bệnh nhân có được hiệu quả điều trị tốt nhất chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng Biodentin" với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang của bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục tại trung tâm kĩ thuật cao khám chữa bệnh Răng hàm mặt A7 và bệnh viện Răng hàm mặt trung ương năm 2019-2020. 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm tủy có hồi phục được chụp tủy gián tiếp bằng Biodentine ở nhóm đối tượng trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectRăng Hàm Mặtvi_VN
dc.subjectX-quang và kết quảvi_VN
dc.subjecttrị viêm tuỷvi_VN
dc.subjectchụp tuỷ gián tiếp bằng Biodentinvi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY CÓ HỒI PHỤC ĐƯỢC CHỤP TỦY GIÁN TIẾP BẰNG BIODENTINEvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3054.pdf
  Restricted Access
1.92 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.