Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3485
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS, Nguyễn Quang Tùng | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN, THỊ MINH KHUÊ | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-23T06:53:35Z | - |
dc.date.available | 2022-02-23T06:53:35Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3485 | - |
dc.description.abstract | Đánh giá nguy cơ chảy máu trước phẫu thuật và các thủ thuật xâm lấn là rất quan trọng. Tuy nhiên việc đánh giá nguy cơ chảy máu trước phẫu thuật và các thủ thuật bằng các xét nghiệm đông máu cơ bản chưa thực sự tương xứng với nguy cơ chảy máu có thể xảy ra. Bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ trong tiền sử và có phát hiện một tình trạng rối loạn đông cầm máu trên xét nghiệm có nguy cơ xuất huyết sau phẫu thuật và sau can thiệp thấp1. Chỉ dựa vào các xét nghiệm đông máu cơ bản có thể làm trì hoãn phẫu thuật và gây ra sự lo lắng ở những bệnh nhân có xét nghiệm bất thường. Ngoài ra việc thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu sau các xét nghiệm đông máu cơ bản để sàng lọc nguy cơ chảy máu làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong khi hiệu quả còn hạn chế. Câu hỏi được đưa ra là làm sao tăng khả năng đánh giá nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân phẫu thuật mà không phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm đông cầm máu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiền sử chảy máu của bệnh nhân có vai trò quan trọng trong đánh giá nguy cơ chảy máu trong phẫu thuật1,2. Tiền sử chảy máu bao gồm tiền sử về phẫu thuật và chấn thương trước đó, tiền sử gia đình và tiền sử sử dụng các thuốc chống đông. Bệnh nhân không có tiền sử chảy máu có thể không cần sàng lọc đông máu thường quy trước khi phẫu thuật1. Tiền sử xuất huyết quá mức là một thành phần quan trọng trong chẩn đoán một số rối loạn chảy máu nhẹ, bao gồm bệnh von Willebrand (VWD), rối loạn chức năng tiểu cầu và thiếu hụt yếu tố đông máu bẩm sinh. Tuy nhiên, việc đánh giá tiền sử chảy máu là một thách thức đối với cả bệnh nhân và bác sĩ, do việc nhận định các triệu chứng chảy máu thường mang tính chủ quan. Ngoài ra, tần suất các triệu chứng chảy máu được báo cáo trong dân số chung là tương đối cao, khó có thể xác định các triệu chứng này có ý nghĩa hay không có ý nghĩa3,4. Để khắc phục những thách thức này, một số đề xuất được thực hiện để chuẩn hóa lịch sử chảy máu nhằm nỗ lực: cải thiện độ chính xác của chẩn đoán, tránh xét nghiệm không cần thiết; dự đoán nguy cơ chảy máu ở từng bệnh nhân; mô tả mức độ nghiêm trọng của triệu chứng; và đưa ra điều trị thích hợp. Một trong những đề xuất là xây dựng các bảng điểm đáng giá nguy cơ chảy máu, nổi bật là bảng điểm BAT (bleeding assessment tool). Bảng điểm BAT một công cụ chẩn đoán bao gồm dữ liệu về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng xuất huyết qua đó đánh giá nguy cơ có các bất thường đông cầm máu của người được đánh giá. Với ISTH – BAT, giá trị nguy cơ được xác định là từ 4 điểm ở nam giới trưởng thành, 6 điểm ở nữ trưởng thành và 3 điểm ở trẻ em5. Việc sử dụng bảng điểm BAT để đáng giá nguy cơ chảy máu trước, trong và sau phẫu thuật đã được nghiên cứu và khuyến cáo trong một số báo cáo, nghiên cứu cho thấy nó là một công cụ đánh giá có giá trị trong ứng dụng lâm sàng, phối hợp với các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm giúp tiên lượng chính xác hơn nguy cơ chảy máu ở các bệnh nhân phẫu thuật1,2. Đo đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Ứng dụng bộ công cụ khảo sát tính trạng chảy máu ở bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2019 - 2020”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá bước đầu hiệu quả của ứng dụng bộ công cụ khảo sát tình trạng chảy máu BAT ở bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với các mục tiêu sau: 1. Mô tả kết quả đánh giá tình trạng chảy máu theo BAT ở bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2. So sánh kết quả tiên lượng nguy cơ chảy máu của bộ công cụ khảo sát tình trạng chảy máu BAT với xét nghiệm đông máu cơ bản ở bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Huyết học - Truyền máu | vi_VN |
dc.subject | bộ công cụ khảo sát | vi_VN |
dc.subject | chảy máu | vi_VN |
dc.subject | bệnh nhân phẫu thuật | vi_VN |
dc.title | ỨNG DỤNG BỘ CÔNG CỤ KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TỪ NĂM 2019 - 2020 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS3051.pdf Restricted Access | 1.34 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.