Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3473
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | TS.BS.Nguyễn, Thị Thu Hoài | - |
dc.contributor.advisor | TS.BS .Nghiêm, Trung Dũng | - |
dc.contributor.author | TRẦN, THỊ PHƯƠNG | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-23T03:40:25Z | - |
dc.date.available | 2022-02-23T03:40:25Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3473 | - |
dc.description.abstract | Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan trong đó tổn thương tim và thận là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong. Bệnh thận lupus hay viêm thận lupus (VTL) là một tổn thương phổ biến và quan trọng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tại Mỹ có tới 35% số bệnh nhân (BN) có bằng chứng viêm thận lupus tại thời điểm chẩn đoán và tăng lên với tỉ lệ chung khoảng 50-60% có viêm thận lupus sau 10 năm .Tỉ lệ viêm thận cao hơn đáng kể ở người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ba Nha tuy nhiên nó còn thấp hơn người gốc Á và đặc biệt nam giới bị lupus có tổn thương thận cao và tổn thương nặng 1 . Viêm thận lupus có liên quan đến tỉ lệ tử vong tăng gấp 6 lần so với dân số chung. Những bệnh nhân lupus phát triển suy thận giai đoạn cuối có nguy cơ tử vong cao gấp 26 lần nguy cơ mắc bệnh ác tính hoặc bệnh tim mạch ở những bệnh nhân này2 . Các tổn thương tim mạch ở bệnh nhân (BN) SLE thường khó phát hiện trên lâm sàng vì dễ bị che lấp bởi triệu chứng rầm rộ của các cơ quan khác. Mặc dù tổn thương tim mạch trong SLE thường ở mức độ nhẹ và không đe dọa ngay đến tính mạng khi mới xuất hiện nhưng về lâu dài chúng gây ra những tổn thương thực thụ tại tim như bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim, bệnh lý van tim, viêm nội tâm mạc (hội chứng Libman-Sacks), bệnh lý mạch vành, suy tim, huyết khối động tĩnh mạch, tổn thương hệ thống dẫn truyền, tăng áp lực động mạch phổi. Tăng ALĐMP là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của tổn thương tim mạch trên BN SLE và thường dẫn đến tử vong Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) được đặc trưng bởi tỉ lệ tăng áp động mạch phổi cao thứ hai, sau bệnh xơ cứng bì, trong số các bệnh mô liên kết 3 . 2 Dữ liệu từ các nghiên cứu sơ bộ ước tính tỉ lệ hiện mắc của tăng ALĐMP nói chung khoảng 15-50 trường hợp trong 1 triệu người trưởng thành và tỉ lệ mới mắc khoảng 2,4 ca/1 triệu người mỗi năm 4 . Tỉ lệ hàng năm của tăng áp động mạch phổi liên quan đến bệnh hệ thống ước tính là từ 1- 3 trường hợp trên một triệu dân, với tỉ lệ hiện mắc từ 5 - 15 trường hợp trên một triệu dân. Nghiên cứu thuần tập đã báo cáo rằng tỉ lệ hiện mắc tăng ALĐMP trong SLE thay đổi nhiều trong khoảng từ 0,5% đến 43%, mặc dù nhiều báo cáo gần đây ước tính tỉ lệ này là từ 0,5% đến 17,5%. Các nhà điều tra ước tính tỉ lệ mới mắc tăng áp động mạch phổi là 14% dựa trên siêu âm tim qua thành ngực của bệnh lupus 3 . Siêu âm tim qua thành ngực (SATQTN) cung cấp một ước tính đáng tin cậy về áp suất tâm thu thất phải và hở van ba lá. Hơn nữa, SATQTN với áp suất tâm thu thất phải ≥ 40 mmHg là yếu tố dự đoán chính xác nhất cho tăng áp động mạch phổi với độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu 97%. Nói chung, SATQTN được khuyến cáo để sàng lọc ban đầu bệnh nhân nghi ngờ tăng áp động mạch phổi cũng như để đánh giá đáp ứng với điều trị. SATQTN có thể chẩn đoán tăng áp động mạch phổi ở những bệnh nhân không có triệu chứng. Chẩn đoán sớm tăng áp động mạch phổi có thể thay đổi tiên lượng và tiến triển tự nhiên cũng như giảm thiểu tối đa biến chứng của bệnh chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá áp lực động mạch phổi bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân viêm thận lupus” với 2 mục tiêu như sau: 1. Khảo sát áp lực động mạch phổi bằng siêu âm Doppler tim và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus điều trị nội trú tại khoa Thận –tiết niệu Bệnh viên Bạch Mai. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với áp lực động mạch phổi ở các bệnh nhân trên. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1. BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa...................................................................................... 3 1.1.2. Tổn thương các cơ quan trong bệnh lupus ban đỏ........................... 3 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống.................................. 5 1.1.4. Đánh giá mức độ hoạt động của Lupus ban đỏ hệ thống:................ 6 1.2. VIÊM THẬN LUPUS .......................................................................... 7 1.2.1. Sinh bệnh học và cơ chế bệnh sinh ................................................. 7 1.2.2. Triệu chứng lâm sàng ................................................................... 10 1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm thận lupus......................................... 10 1.3. TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI. ............................................. 11 1.3.1. Định nghĩa.................................................................................... 11 1.3.2. Phân loại....................................................................................... 11 1.3.3. Cơ chế sinh lý bệnh của tăng áp lực động mạch phổi.................... 14 1.3.4. Ảnh hưởng của tăng áp lực động mạch phổi trên thất phải. .......... 19 1.3.5. Tiếp cận chẩn đoán tăng áp lực động mạch phổi .......................... 21 1.3.6. Điều trị tăng ALĐMP trong SLE.................................................. 25 1.3.7. Ứng dụng siêu âm Doppler tim trong đánh giá áp lực động mạch phổi. . 26 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ALĐMP TRÊN BỆNH NHÂN SLE Ở NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM .................................................... 28 1.4.1. Nước ngoài................................................................................... 28 1.4.2. Việt Nam...................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu. .................................. 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. ...................................................................... 31 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................... 32 2.2.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................... 32 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 32 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 32 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 32 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 32 2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ............................ 32 2.3.4. Các biến số nghiên cứu................................................................. 32 2.3.5. Xử lý số liệu................................................................................. 37 2.3.6. Đạo đức nghiên cứu...................................................................... 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 40 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU.......................... 40 3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................... 42 3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG ALĐMP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LS, CLS CỦA BN VIÊM THẬN LUPUS. ............................................... 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 61 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................ 61 4.1.1. Đặc điểm về giới .......................................................................... 61 4.1.2. Đặc điểm về tuổi. ......................................................................... 61 4.1.3. Thời gian mắc bệnh...................................................................... 62 4.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo thang điểm SLEDAI .... 62 4.1.5. Phân loại mức độ tăng áp lực động mạch phổi.............................. 68 4.1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm thận lupus có tăng áp lực động mạch phổi.......................................................... 69 4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI.... 77 4.2.1. Tương quan giữa áp lực động mạch phổi với nhịp tim.................. 77 4.2.2 Tương quan giữa áp lực động mạch phổi và EF (Phân suất tống máu thất trái. ........................................................................................ 78 4.2.3. Tương quan giữa áp lực động mạch phổi với nồng độ Hemoglobin máu (Hb g/l). ................................................................................ 80 4.2.4 Tương quan giữa áp lực động mạch phổi và chỉ số hoạt động SLEDAI. ...................................................................................... 82 KẾT LUẬN................................................................................................. 84 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Nội khoa | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | ĐÁNH GIÁ ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0578.pdf Restricted Access | 2.58 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.