Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3467
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS NGUYỄN, MAI HỒNG-
dc.contributor.authorPHẠM, THỊ GIANG-
dc.date.accessioned2022-02-23T03:39:29Z-
dc.date.available2022-02-23T03:39:29Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3467-
dc.description.abstractThiểu cơ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn và ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ hiện mắc ước tính là từ 5 đến 40% trong dân số nói chung 1 . Tổng số người bị ảnh hưởng bởi thiểu cơ dự kiến sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tiếp theo, ước tính sẽ tăng từ 50 triệu vào năm 2009 lên 200 triệu người vào năm 2050 trên toàn cầu 2 . Thiểu cơ gây yếu cơ, run cơ, làm tăng nguy cơ gãy xương do ngã, dẫn tới tàn phế; thiểu cơ còn làm tăng tỷ lệ loét, tăng các bệnh lý tim mạch, loãng xương do không vận động, dẫn tới tăng tỷ lệ tử vong, tăng tỷ lệ thương tật, giảm khả năng hoạt động thể lực và tăng tỷ lệ nhập viện 3 . Thiểu cơ và loãng xương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 4 , đồng mắc loãng xương và thiểu cơ làm tăng nguy cơ gãy xương, gia tăng tỷ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống do biến chứng gãy xương. Điều tra sinh kế quốc gia của Nhật Bản năm 2013 ghi nhận té ngã và gãy xương do loãng xương được xếp hạng thứ tư, còn thiểu cơ và suy giảm hoạt động thể chất được xếp hạng thứ ba trong số các nguyên nhân của các khuyết tật cần được hỗ trợ và chăm sóc lâu dài 5 . Đây là một gánh nặng về chi phí y tế và xã hội. Ước tính tại Hoa Kỳ, năm 2001, thiểu cơ làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe thêm hơn 18 tỷ USD 6 . Hiện nay, với xu hướng dân số già hóa, tuổi thọ ngày càng tăng, gánh nặng của thiểu cơ có thể tiếp tục tăng theo. Chẩn đoán sớm thiểu cơ là vô cùng quan trọng giúp việc điều trị và kiểm soát bệnh một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, thiểu cơ thường được chẩn đoán muộn bởi nó được coi như một phần của “quá trình lão hóa bình thường” với tốc độ giảm khối lượng và sức mạnh cơ rất chậm 1 . Trên thế giới, vấn đề này ngày càng được quan tâm nhiều hơn, có nhiều tổ chức, nhóm nghiên cứu quốc tế về thiểu cơ được thành lập như EWGSOP, AWGS, SCWD… nhiều nghiên cứu về thiểu cơ đã được tiến hành 2 và công bố. Tại Việt Nam, những năm gần đây, thiểu cơ đã được quan tâm hơn, tuy nhiên thiểu cơ vẫn chưa được đưa vào các sách y văn và các nghiên cứu cũng chưa có nhiều. Đặc biệt, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về tình trạng thiểu cơ và loãng xương trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ sau mãn kinh. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiểu cơ ở nhóm đối tượng nghiên cứuvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ......................................................................... 3 1.1. Đại cương về thiểu cơ...............................................................................3 1.1.1. Khái niệm về thiểu cơ.......................................................................3 1.1.2. Nguyên nhân và sinh lý bệnh học của thiểu cơ .................................4 1.1.3. Hậu quả của thiểu cơ ........................................................................7 1.1.4. Các kỹ thuật để sàng lọc và đánh giá thiểu cơ...................................8 1.1.5. Chẩn đoán thiểu cơ......................................................................... 16 1.2. Đại cương về loãng xương………………………………………………..18 1.2.1. Định nghĩa loãng xương ................................................................. 18 1.2.2. Phân loại loãng xương.................................................................... 18 1.2.3. Chẩn đoán loãng xương.................................................................. 19 1.3. Mối liên quan giữa thiểu cơ, loãng xương và tình trạng mãn kinh.………19 1.4. Một số nghiên cứu quốc tế và trong nước về thiểu cơ và loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.………………………………………………………….23 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................26 2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ............................................................. 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ........................................................ 26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................27 2.2.1. Thời gian nghiên cứu...................................................................... 27 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 27 2.3.2. Cách chọn cỡ mẫu nghiên cứu........................................................ 27 2.3.3. Công cụ thu thập số liệu ................................................................. 27 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu...............................................................27 2.4.1. Hỏi bệnh và khám lâm sàng............................................................ 27 2.4.2. Các xét nghiệm và các nghiệm pháp đánh giá thiểu cơ ..................29 2.4.3. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến thiểu cơ................................ 32 2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu...............................................................33 2.6. Xử lý số liệu...........................................................................................35 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................35 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 37 3.1. Đánh giá tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh.37 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu...................... 37 3.1.2. Tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh.40 3.1.3. Một số đặc điểm liên quan đến thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh. ................................................................................ 42 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh. .....................................................................................45 3.2.1. Mối liên quan giữa tuổi và thiểu cơ........................................... 45 3.2.2. Mối liên quan giữa nơi sinh sống và thiểu cơ............................ 46 3.2.3. Mối liên quan giữa công việc và thiểu cơ.................................. 46 3.2.4. Mối liên quan giữa số lần sinh con và thiểu cơ.......................... 47 3.2.5. Mối liên quan giữa số năm đã mãn kinh và thiểu cơ ................. 47 3.2.6. Mối liên quan giữa BMI và thiểu cơ ......................................... 48 3.2.7. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và thiểu cơ............... 48 3.2.9. Mối tương quan giữa mật độ xương và các yếu tố chẩn đoán thiểu cơ. .................................................................................................. 52 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .......................................................................... 55 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu.................................55 4.2. Đánh giá tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh.58 4.2.1. Tỷ lệ thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh......... 58 4.2.2. Phân độ thiểu cơ của nhóm đối tượng nghiên cứu..................... 59 4.2.3. Ảnh hưởng của thiểu cơ lên tình trạng ngã................................ 59 4.2.4. Ảnh hưởng của thiểu cơ lên tình trạng gãy xương..................... 61 4.2.5. Ảnh hưởng của thiểu cơ lên hoạt động sinh hoạt hàng ngày...... 62 4.2.6. Giá trị của SARC-F trong sàng lọc thiểu cơ .............................. 62 4.3. Một số yếu tố liên quan đến thiểu cơ ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh .............................................................................................................64 4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi và thiểu cơ........................................... 64 4.3.2. Mối liên quan giữa nơi sinh sống và thiểu cơ............................ 65 4.3.3. Mối liên quan giữa công việc và thiểu cơ.................................. 66 4.3.4. Mối liên quan giữa tiền sử thai sản và thiểu cơ ......................... 66 4.3.5. Mối liên quan giữa BMI và thiểu cơ ......................................... 67 4.3.6. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và thiểu cơ............... 68 4.3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố chẩn đoán thiểu cơ..................... 69 4.3.8. Mối liên quan giữa mật độ xương và các yếu tố chẩn đoán thiểu cơ. .................................................................................................. 71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN............................................................................ 74 5.1. Đánh giá tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh.74 5.2. Một số yếu tố liên quan tình trạng thiểu cơ ở bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh. ................................................................................................74 KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNội khoavi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIỂU CƠ Ở BỆNH NHÂN NỮ LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINHvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0572.pdf
  Restricted Access
2.61 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.