Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3460
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Lê, Trung Thọ | - |
dc.contributor.author | TRẦN, THỊ HOA | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-23T03:37:47Z | - |
dc.date.available | 2022-02-23T03:37:47Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3460 | - |
dc.description.abstract | Tăng áp phổi (TAP - Pulmonary hypertension) là bệnh lý nặng do nhiều nguyên nhân gây ra và diễn tiến dẫn đến suy tim phải và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tần suất gặp khoảng 15 trường hợp trên 1 triệu người lớn, thời gian từ lúc xuất hiện các triệu chứng ban đầu đến khi được chẩn đoán khoảng 27 tháng. Từ giữa những năm 80, khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thì đời sống trung bình của người bệnh kể từ khi được chẩn đoán chỉ khoảng 2,8 năm1 . Trong những năm gần đây việc chẩn đoán và điều trị tăng áp phổi (TAP) đã tiến bộ một cách đáng kể cho phép cải thiện tỷ lệ sống của người bệnh. Sự hiểu biết tốt về sinh lý bệnh này đã làm phong phú thêm các cách điều trị, cho phép chuyển dần từ việc dùng thuốc giãn mạch thuần túy sang dùng các thuốc ức chế sự tăng sinh tế bào mạch máu phổi nhằm làm thoái hóa các tổn thương phì đại và tái cấu trúc mới lại mạch máu, góp phần cải thiện chất lượng điều trị. Nhờ vào sự hiểu biết rõ ràng hơn về cơ chế bệnh học và tiến bộ trong điều trị, tỉ lệ sống trung bình của bệnh nhân bị TAP đã được nâng cao rõ rệt. Khoảng 50% trường hợp vẫn còn sống 5 năm sau khi phát hiện bệnh2 . Năm 2015 với sự ra đời của những khuyến cáo chung của Hiệp Hội Tim Mạch Châu Âu (European Society of Cardiology – ESC) và Hiệp Hội Hô Hấp Châu Âu (European Respiratory Society – ERS) trong chẩn đoán và điều trị TAP đã mang lại những căn cứ cụ thể và chính xác hơn trong việc định nghĩa, phân loại và điều trị 3 . Ngoài ra trong hướng dẫn này còn chỉ ra các đặc điểm mô bệnh học là đặc trưng cho các nhóm lâm sàng khác nhau. Nghiên cứu mô bệnh học mạch máu phổi tiếp tục đóng vai trò quan trọng của nghiên cứu sinh bệnh học về tế bào và phân tử TAP trong thời đại hiện nay. Tầm quan trọng 2 này bắt nguồn từ sự tìm thấy các mối tương quan tái tạo mạch máu phổi với biến động huyết động mạch máu phổi 4 . Về mặt mô bệnh học, TAP có thể được phân thành những loại có tổn thương động mạch phổi dạng mạng lưới (plexogenic pulmonary arteriopathy (PPA)) và những loại không có tổn thương dạng này. TAP mà liên quan tới tổn thương động mạch phổi dạng mạng lưới (plexogenic pulmonary arteriopathy (PPA)) được gọi là tăng áp động mạch phổi (TAĐMP). Còn TAP liên quan tới bệnh lý tim phổi (như các bệnh lý tim trái, các bệnh lý phổi mạn tính, thuyên tắc phổi mạn tính) với đặc điểm mô bệnh học hoàn toàn khác mà không có tổn thương động mạch phổi dạng mạng lưới (plexogenic pulmonary arteriopathy (PPA)) với sinh lý bệnh hoàn toàn khác cần có một chiến lược điều trị riêng5 . Chính vì vậy đòi hỏi chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về tổn thương mô bệnh học TAP góp phần vào chẩn đoán, phân loại và điều trị, đặc biệt là điều trị theo nguyên nhân nhắm trúng đích chứ không chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng6 . Tại Việt Nam, bệnh lý TAP vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về TAP, chưa có một số liệu cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do TAP tại Việt Nam. Và hơn hết vẫn chưa có một nghiên cứu nào về đặc điểm mô bệnh học TAP, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học mô phổi ở bệnh nhân được phẫu thuật có tăng áp phổi” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm mô bệnh học của mô phổi ở bệnh nhân được phẫu thuật có tăng áp phổi theo mô tả của Hiệp Hội Tim Mạch – Hô Hấp Châu Âu 2015. 2. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học với tuổi, tình trạng hút thuốc và một số bệnh liên quan. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 3 1.1.Định nghĩa và phân loại Tăng áp phổi................................................... 3 1.1.1.Định nghĩa...................................................................................... 3 1.1.2.Phân loại......................................................................................... 4 1.2.Một số đặc điểm dịch tễ, sinh bệnh học và di truyền của Tăng áp phổi. ... 8 1.2.1.Một số đặc điểm dịch tễ.................................................................. 8 1.2.2.Sơ lược sinh bệnh học .................................................................. 11 1.2.3.Sơ lược về di truyền ..................................................................... 16 1.3.Một số phương pháp/kỹ thuật chẩn đoán Tăng áp phổi. ...................... 17 1.3.1.Lâm sàng ...................................................................................... 17 1.3.2.Chẩn đoán bằng phương pháp điện tâm đồ ................................... 18 1.3.3.Chẩn đoán bằng phương pháp X quang phổi ................................ 19 1.3.4.Chẩn đoán bằng siêu âm tim và siêu âm Doppler ......................... 19 1.3.5.Tiêu chuẩn chẩn đoán TAP qua thông tim phải ............................ 20 1.4.Giới thiệu sơ lược về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng áp phổi ESC/ERS 2015. ................................................................................ 20 1.4.1.Chẩn đoán Tăng áp phổi............................................................... 20 1.4.2.Điều trị Tăng áp phổi.................................................................... 24 1.5.Một số mẫu cấu trúc mô bệnh học Tăng áp phổi................................. 29 1.5.1.Nhóm 1: Tăng áp động mạch phổi................................................ 29 1.5.2. Nhóm 1’: Bệnh tắc tĩnh mạch phổi và/hoặc u máu mao mạch phổi. .. 32 1.5.3.Nhóm 1’’: Tăng áp phổi trường diễn ở trẻ sơ sinh. ....................... 34 1.5.4.Nhóm 2: TAP do bệnh lý tim trái. ................................................ 34 1.5.5.Nhóm 3: TAP do bệnh phổi và/hoặc thiếu oxy. ............................ 34 1.5.6.Nhóm 4: TAP do huyết khối huyết tắc phổi mạn tính (CTEPH) và tắc nghẽn động mạch phổi khác.................................................... 34 1.5.7.Nhóm 5: TAP gây ra bởi những cơ chế chưa rõ và/hoặc đa cơ chế. . 36 1.5.8.Độ mô học TAP theo Heath và Edwwards.................................... 36 1.6.Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về Tăng áp phổi. .......... 36 1.6.1.Tại Việt Nam................................................................................ 36 1.6.2.Trên thế giới................................................................................. 37 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 40 2.1.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 40 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 40 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................... 40 2.2.Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 41 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 41 2.2.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu .......................................................... 41 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................ 41 2.2.4. Biến số nghiên cứu ...................................................................... 41 2.2.5. Các kỹ thuật thu thập thông tin .................................................... 43 2.2.6. Quy trình nghiên cứu ................................................................... 43 2.2.7. Xử lý số liệu ................................................................................ 44 2.2.8. Hạn chế sai số.............................................................................. 45 2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu............................................................ 45 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 47 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu............................................... 47 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới................................................ 47 3.1.2. Tình trạng hút thuốc của nhóm nghiên cứu .................................. 49 3.1.3. Phân bố tình trạng bệnh lí nền của đối tượng nghiên cứu............. 49 3.2. Đặc điểm mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu.............................. 50 3.2.1. Phân loại tăng áp phổi theo Hiệp Hội Tim Mạch – Hô Hấp Châu Âu 2015 ............................................................................................. 50 3.2.2. Đặc điểm đại thể tăng áp phổi...................................................... 51 3.2.3. Đặc điểm vi thể tăng áp phổi........................................................ 54 3.2.4. Độ mô học TAP theo Heath và Edwwards................................... 61 3.3. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với tuổi, hút thuốc lá và một số bệnh liên quan..................................................... 62 3.3.1. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với tuổi... 62 3.3.2. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với tình trạng hút thuốc lá.......................................................................... 67 3.3.3. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với một số bệnh liên quan.......................................................................... 70 Chương 4: BÀN LUẬN.............................................................................. 76 4.1 Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................... 76 4.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi ......................................................... 76 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới........................................................ 77 4.1.3. Tình trạng hút thuốc của nhóm nghiên cứu .................................. 77 4.1.4. Phân bố tình trạng bệnh lí nền của đối tượng nghiên cứu............. 78 4.2. Đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi theo mô tả của Hiệp Hội Tim Mạch – Hô Hấp Châu Âu 2015 .......................................... 79 4.2.1. Đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi nhóm 1 theo mô tả của Hiệp Hội Tim Mạch – Hô Hấp Châu Âu 2015.......................... 79 4.2.2. Đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi nhóm 3 theo mô tả của Hiệp Hội Tim Mạch – Hô Hấp Châu Âu 2015 ....................... 85 4.3 Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với tuổi, hút thuốc lá và một số bệnh liên quan..................................................... 86 4.3.1. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với tuổi .... 86 4.3.2. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với hút thuốc lá......................................................................................... 88 4.3.3. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh học tổn thương tăng áp phổi với một số bệnh liên quan.......................................................................... 90 KẾT LUẬN................................................................................................. 92 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Giải phẫu bệnh | vi_VN |
dc.subject | 8720101 | vi_VN |
dc.title | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC MÔ PHÔI Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT CÓ TĂNG ÁP PHỔI | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0565.pdf Restricted Access | 3.17 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.