Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3454
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Vân Khánh-
dc.contributor.advisorNguyễn, Thu Thúy-
dc.contributor.authorHOÀNG, VĂN TUÂN-
dc.date.accessioned2022-02-23T03:36:31Z-
dc.date.available2022-02-23T03:36:31Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3454-
dc.description.abstractUng thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới và hay gặp nhất ở phụ nữ. Theo ước tính của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC – 2018), thế giới có khoảng hơn 18 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó hơn 2 triệu ca là ung thư vú (chiếm 11,6%).1 Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao, sau ung thư gan, phổi và dạ dày. Năm 2018, số người tử vong do ung thư vú là 6.103 người (chiếm 5,66%).2 Gen Rad51 nằm trên nhiễm sắc thể số 15q15.1, tham gia vào quá trình sửa chữa đứt gãy DNA thông qua tái tổ hợp tương đồng.3 , 4 Rad51 có khả năng tương tác với XRCC2, XRCC3, BRCA1 và BRCA2 để tạo phức hợp cần thiết cho quá trình sửa chữa đứt gãy sợi đôi và liên kết chéo DNA. Do đó, Rad51 đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì ổn định nhiễm sắc thể. Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy, các biến thể trên gen Rad51 có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở người mang đột biến gen BRCA2.5 Các biến thể của gen Rad51 được cho là làm thay đổi biểu hiện gen, gây mất ổn định nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến quá trình tài tổ hợp tương đồng sửa chữa đứt gãy DNA và dẫn tới phát triển ung thư, trong đó có cả ung thư vú. 6 Trên thế giới, hầu hết các nghiên cứu về mối liên quan giữa nguy cơ mắc ung thư vú và SNPs của gen Rad51 đều tập trung vào SNPs rs1801320 và rs1801321. SNP rs1801320 là sự biến đổi nucleotide Guanine sang Cytosine ở vị trí +135 và rs1801321 là sự biến đổi nucleotide Guanine sang Thimine ở vị trí +172. Hai đa hình này của gen Rad51 nằm trong vùng không mã hóa 5’UTR, được chứng minh là có ảnh hưởng đến tính ổn định và hiệu quả dịch mã của mRNA, dẫn đến thay đổi chức năng mã hóa protein Rad51, ảnh hưởng đến khả năng sửa chữa DNA và dẫn tới sự phát triển ung thư vú. 6 , 7 Các kiểu gen/ alen của rs1801320 được cho là làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở người châu Âu hoặc làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở người châu Á hoặc không có mối liên quan nào với nguy cơ mắc ung thư vú.8 , 9 , 10 Các kiểu gen/ alen của rs1801321 có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở người Ba Lan, Ý nhưng lại không tìm thấy mối liên quan nào ở bệnh nhân ung thư vú ở châu Âu và Hàn Quốc.11 , 12 , 13 , 14 Do vậy, kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa rs1801320 và 2 rs1801321 với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là không giống nhau ở các nghiên cứu trên thế giới. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để xác định mối liên quan giữa rs1801320, rs1801321 và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định đa hình đơn nucleotide rs1801320 và rs1801321 của gen Rad51 trên bệnh nhân ung thư vú” với hai mục tiêu: 1. Xác định đa hình đơn nucleotide rs1801320 và rs1801321 của gen Rad51 trên bệnh nhân ung thư vú và nhóm chứng. 2. Đánh giá mối liên quan giữa rs1801320 và rs1801321 của gen Rad51 với nguy cơ ung thư vú và một số yếu tố liên quanvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3 1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú .........................................................................3 1.1.1. Khái niệm và tình hình mắc ung thư vú ....................................................3 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư vú......................................................4 1.1.3. Các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán và theo dõi điều trị UTV................7 1.1.4. Chẩn đoán ung thư vú................................................................................8 1.1.5. Điều trị .....................................................................................................10 1.2. Tổng quan về gen Rad51 ở người....................................................................10 1.2.1. Vị trí và chức năng của gen Rad51..........................................................10 1.2.2. Đa hình đơn nucleotide của gen Rad51...................................................12 1.3. Các kỹ thuật sử dụng phát hiện SNP .............................................................14 1.3.1. Kỹ thuật cắt enzyme giới hạn (PCR – RFLP) .........................................14 1.3.2. Kỹ thuật real – time PCR.........................................................................14 1.3.3. Kỹ thuật giải trình tự gen.........................................................................15 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................17 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................17 2.1.1. Nhóm bệnh...............................................................................................17 2.1.2. Nhóm chứng ............................................................................................17 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................17 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................17 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................17 2.3.2. Cỡ mẫu.....................................................................................................17 2.4. Dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất sử dụng..................................................18 2.4.1. Dụng cụ....................................................................................................18 2.4.2. Trang thiết bị............................................................................................19 2.4.3. Hóa chất ...................................................................................................19 2.5. Quy trình kỹ thuật ...........................................................................................20 2.5.1. Quy trình lấy mẫu ....................................................................................20 2.5.2. Quy trình tách DNA.................................................................................20 2.5.3. Quy trình khuếch đại gen và điện di sản phẩm........................................22 2.5.4. Quy trình cắt enzyme giới hạn và điện di sản phẩm cắt..........................23 2.5.5. Quy trình giải trình tự gen trên máy tự động...........................................26 2.6. Các chỉ số nghiên cứu ......................................................................................27 2.7. Cách thu thập thông tin...................................................................................28 2.8. Xử lý số liệu.......................................................................................................28 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ...............................................................................28 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ........................................................................................29 3.1. Đặc điểm về nhóm nghiên cứu ........................................................................29 3.2. Tỉ lệ kiểu gen và tần số alen của rs1801320, rs1801321 trong nhóm nghiên cứu......................................................................................................................30 3.2.1. Kết quả tách chiết DNA...........................................................................30 3.2.2. Kết quả khuếch đại các đoạn gen Rad51 chứa rs1801320 và rs180132131 3.2.3. Kết quả phân tích SNP rs1801320 và rs1801321 của gen Rad51 ...........32 3.3. Mối liên quan giữa rs1801320 và rs1801321 với một số yếu tố nguy cơ .....39 3.3.1. Mối liên quan giữa rs1801320 và rs1801321 với tuổi có con lần đầu, yếu tố kinh nguyệt..........................................................................................39 3.3.2. Mối liên quan giữa rs1801320, rs1801321 với tình trạng thụ thể ER, PR, HER–2.....................................................................................................42 CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN .....................................................................................44 4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu......................................................................44 4.2. Tỉ lệ các alen và kiểu gen của rs1801320, rs1801321 ....................................45 4.2.1. Kết quả tách chiết DNA...........................................................................45 4.2.2. Kết quả khuếch đại các đoạn gen Rad51 chứa rs1801320 và rs180132146 4.2.3. Kết quả phân tích đa hình đơn nucleotide rs1801320 và rs1801321.......46 4.3. Mối liên quan giữa rs1801320 và rs1801321 với một số yếu tố nguy cơ .....62 4.3.1. Mối liên quan giữa rs1801320 và rs1801321 với tuổi có con lần đầu và yếu tố kinh nguyệt...................................................................................62 4.3.2. Mối liên quan giữa rs1801320 và rs1801321 với tình trạng thụ thể ER, PR, HER-2...............................................................................................63 KẾT LUẬN..............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectKỹ thuật xét nghiệm y họcvi_VN
dc.subject8720601vi_VN
dc.titleXÁC ĐỊNH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS1801320 VÀ RS1801321 CỦA GEN RAD51 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0559.pdf
  Restricted Access
1.97 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.