Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3453
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN, MINH SƠN-
dc.contributor.advisorVŨ, HẢI HÀ-
dc.contributor.authorVŨ, HỒNG SƠN-
dc.date.accessioned2022-02-23T03:36:20Z-
dc.date.available2022-02-23T03:36:20Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3453-
dc.description.abstractBệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút polio gây ra và có thể lan truyền thành dịch. 1 Mặc dù mục tiêu thanh toán bại liệt trên toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới nêu ra từ năm 1990, 2 nhưng đến năm 2019 các trường hợp bệnh do vi rút hoang dại vẫn ghi nhận tại khu vực Đông Địa Trung Hải và các trường hợp có nguồn gốc vắc xin vẫn còn tồn tại nhiều quốc gia trên thế giới. 3 Tại Việt Nam, trường hợp bại liệt polio cuối cùng phân lập được vi rút hoang dại vào năm 1997. 4 Đến ngày 15 tháng 12 năm 2000, sau 3 năm liên tục không có vi rút bại liệt hoang dại lưu hành, Việt Nam đã tuyên bố thanh toán bại liệt và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận. 4 Để đảm bảo thành quả thanh toán bại liệt, chống các trường hợp bệnh xâm nhập trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện tốt các chiến lược như cho trẻ dưới 1 tuổi uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt, duy trì hệ thống giám sát liệt mềm cấp/bại liệt trên toàn quốc. Đồng thời để đảm bảo duy trì được tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng, Việt Nam đã chủ động rà soát vùng nguy cơ và tổ chức uống bổ sung vắc xin bại liệt uống cho trẻ dưới 5 tuổi hàng năm và sẵn sàng cơ số vắc xin bại liệt đường uống để đáp ứng chống dịch khẩn cấp trong trường hợp có vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập. 5 Theo đó, một trong những chiến lược quan trọng để bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt là giám sát liệt mềm cấp/bại liệt. Giám sát bệnh thường được thông qua giám sát liệt mềm cấp ở trẻ dưới 15 tuổi để đảm bảo không bỏ sót trường hợp bệnh bại liệt nào. 1 Biểu hiện liệt sẽ bắt đầu phục hồi trong khoảng thời gian 60 ngày tùy thuộc vào sự tổn thương của tế bào thần kinh. Di chứng liệt còn sau 60 ngày là một bằng chứng cho thấy có thể trường hợp đó bị bệnh do vi rút polio. 5 2 Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ số phát hiện liệt mềm cấp ít nhất phải đạt 1/100.000 trẻ dưới 15 tuổi, tỷ lệ liệt mềm cấp thu thập đủ 2 mẫu phân đúng quy định trong vòng 14 ngày kể từ khi bị liệt ít nhất phải đạt 80% là hai chỉ số giám sát liệt mềm cấp /bại liệt quan trọng nhất để đánh giá hệ thống giám sát đạt chất lượng cao. 5 Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ các trường hợp liệt mềm cấp/ bại liệt tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 là bao nhiêu? Và việc đánh giá một số chỉ số giám sát liệt mềm cấp/ bại liệt tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 như thế nào? Để xác định tỷ lệ mắc và diễn biến dịch bệnh, các hoạt động giám sát bệnh liệt mềm cấp /bại liệt phải thông qua 2 chỉ số giám sát quan trọng trên. Kết quả giám sát liệt mềm cấp/ bại liệt trong 10 năm 2010-2019 sẽ là cơ sở đưa ra các khuyến nghị phù hợp để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam đến khi đạt được mục tiêu thanh toán bại liệt toàn cầu. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hoạt động giám sát liệt mềm cấp/ bại liệt tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019” với 2 mục tiêu sau: MỤC TIÊU: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của các trường hợp liệt mềm cấp/ bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019. 2. Đánh giá một số chỉ số giám sát liệt mềm cấp/bại liệt giai đoạn 2010-2019.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Tổng quan một số đặc điểm dịch tễ liệt mềm cấp/bại liệt. ................... 3 1.1.1. Khái niệm liệt mềm cấp ........................................................... 3 1.1.2. Tác nhân gây bệnh bại liệt ....................................................... 3 1.1.3. Dịch tễ học ............................................................................... 4 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ......................................... 5 1.1.5. Nguyên tắc điều trị và dự phòng .............................................. 5 1.2. Tình hình liệt mềm cấp/bại liệt trên thế giới và tại Việt Nam .............. 7 1.2.1. Tình hình liệt mềm cấp/bại liệt trên thế giới ................................ 7 1.2.2. Tình hình liệt mềm cấp/bại liệt tại Việt Nam ............................. 10 1.3. Tổng quan hệ thống giám sát liệt mềm cấp/ bại liệt trên thế giới và tại Việt Nam .......................................................................................... 11 1.3.1. Tổng quan hệ thống giám sát liệt mềm cấp/ bại liệt trên thế giới ..... 12 1.3.2. Tổng quan hệ thống giám sát liệt mềm cấp/ bại liệt tại Việt Nam .... 15 1.4. Một số nghiên cứu về đánh giá hoạt động giám sát liệt mềm cấp/ bại liệt trên thế giới và tại Việt Nam ....................................................... 22 1.4.1. Trên thế giới .............................................................................. 22 1.4.2. Tại Việt Nam ............................................................................. 26 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 29 2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 29 2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 30 2.4. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 30 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................... 31 2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................. 31 2.7. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu ................................................. 33 2.7.1. Công cụ thu thập số liệu ......................................................... 33 2.7.2. Kỹ thuật thu thập số liệu ........................................................ 33 2.8. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 34 2.9. Sai số và cách khống chế sai số ......................................................... 34 2.10. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................ 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của các trường hợp liệt mềm cấp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 ................................................................. 36 3.2. Tỷ lệ liệt mềm cấp tại Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2019 ................ 46 Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 58 4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của các ca liệt mềm cấp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 ................................................................................ 58 4.2. Thực trạng một số chỉ số giám sát Liệt mềm cấp/bại liệt tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019. ........................................................................ 62 KẾT LUẬN ................................................................................................. 73 KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectY học dự phòngvi_VN
dc.subject8720163vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT LIỆT MỀM CẤP/ BẠI LIỆT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2019vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0558.pdf
  Restricted Access
2.16 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.