Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3444
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Văn Quảng-
dc.contributor.authorBÙI, THỊ BÍCH LIÊN-
dc.date.accessioned2022-02-23T03:34:13Z-
dc.date.available2022-02-23T03:34:13Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3444-
dc.description.abstractUng thư vú là bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau ung thư phổi trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Theo GLOBOCAN năm 2012, trên thế giới có khoảng 1.677.000 trường hợp ung thư mắc mới (chiếm 25% trong các bệnh ung thư ở nữ) và 522.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, ung thư vú là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong các ung thư ở nữ giới. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi năm 2012 ước tính là 28,1/100.000 phụ nữ1. Tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những tiến bộ không ngừng trong chẩn đoán và điều trị đã giúp ngày càng cải thiện thời gian sống thêm của người bệnh ung thư vú2. Hoạt động thể chất là một đóng góp quan trọng cho sức khỏe và có liên quan đến chất lượng cuộc sống3. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng ảnh hưởng rất tích cực đến bệnh lý ung thư trong đó có ung thư vú. Lợi ích cả về thể chất và tâm lý cho những người sống sót sau ung thư đều liên quan đến hoạt động thể chất. Theo một nghiên cứu năm 2008 đã báo cáo rằng “hoạt động thể chất có liên quan đến việc giảm 25 đến 30% nguy cơ phát triển ung thư vú”4. Ngoài ra, hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm mệt mỏi, phù bạch huyết cánh tay cùng bên sau phẫu thuật ung thư vú và là nhân tố liên quan đến sức khỏe, thể chất của người bệnh sau điều trị ung thư vú5 , 6 , 7 , 8. Bệnh viện K là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước đóng vai trò là trung tâm ung thư chính để điều trị cho người bệnh ung thư các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Ước tính có khoảng trên 6000 bệnh nhân ung thư nhập viện điều trị mỗi năm; trong số này có 15% phụ nữ mắc ung thư vú9. Trước khi phẫu thuật điều trị ung thư vú, người bệnh được tư vấn, giáo dục sức 2 khỏe, trong đó nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, vệ sinh thân thể và các bước vận động cần thiết sau mổ như tập hít thở sâu, tập các khớp bàn tay, khớp vai... Trong 3 đến 7 ngày đầu sau phẫu thuật, điều dưỡng chăm sóc tư vấn, hướng dẫn người bệnh “Bài tập phục hồi chức sau phẫu thuật ung thư vú” theo một chương trình được thiết kế bởi “Mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam”10 , nhằm nâng cao nhận thức cho người bệnh, để ngăn ngừa tê bì cánh tay cùng bên sau phẫu thuật, giúp vận động tốt vùng khớp vai, cánh tay, cổ và bàn tay. Trong quá trình điều trị, người bệnh được khuyến khích tham gia câu lạc bộ “Ung thư vú”, khám định kì để kiểm tra tình trạng sức khỏe và nhận thêm các tư vấn về các hoạt động thể chất. Mặc dù, chương trình đã được triển khai trong nhều năm nhưng hiệu quả vẫn chưa được đánh giá. Ngoài ra, hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá những gì người bệnh đã được tư vấn, hướng dẫn tập phục hồi chức năng theo chương trình được thiết kế bởi “Mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam” và những khó khăn khi người bệnh luyện tập “Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú”. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nhận thức và thực hành tập luyện thể dục trên bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật tại Bệnh viện K” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả nhận thức và thực hành luyện tập thể dục trên bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật tại Bệnh viện K năm 2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhận thức và thực hành luyện tập thể dục trên bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3 1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú..................................... 3 1.1.1. Dịch tễ học ung thư vú.................................................................. 3 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú............................................... 3 1.2. Nhận thức và thực hành luyện tập thể dục trên bệnh nhân ung thư vú. ...... 6 1.2.1. Nhận thức ung thư vú. .................................................................. 6 1.2.2. Luyện tập thể dục. ...................................................................... 19 1.2.3. Tác động của hoạt động thể chất/ tập thể dục đối với phòng chống ung thư vú. ................................................................................. 20 1.3. Nghiên cứu về hoạt động thể chất với bệnh nhân ung thư vú. ............... 21 1.3.1. Trên thế giới. .............................................................................. 21 1.3.2. Tại Việt Nam.............................................................................. 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.................................................................... 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................... 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 28 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................. 28 2.2.3. Thời gian nghiên cứu.................................................................. 29 2.2.4. Địa điểm nghiên cứu................................................................... 29 2.2.5. Chỉ số, biến số nghiên cứu. ......................................................... 29 2.3. Công cụ thu thập thông tin và cách thức tiến hành................................... 32 2.3.1. Công cụ thu thập......................................................................... 32 2.3.2. Cách thức tiến hành .................................................................... 33 2.3.3. Cách tính điểm và cơ sở độ tin cậy của thang đo........................ 34 2.4. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu. ............................................................. 37 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ............................................................................. 40 3.1. Mô tả nhận thức và thực hành luyện tập thể dục của đối tượng nghiên cứu. .................................................................................................................. 40 3.1.1. Đặc điểm xã hội học của bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật ......... 40 3.1.2. Thông tin chung về sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật ........................................................................................... 42 3.1.3. Thông tin điều trị bệnh ung thư vú.............................................. 44 3.1.4. Nhận thức về khả năng tái phát ung thư vú ................................. 45 3.1.5. Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của ung thư vú.................... 46 3.1.6. Nhận thức về lợi ích của việc thực hiện luyện tập thể dục .......... 47 3.1.7. Nhận thức về các rào cản thực hiện luyện tập thể dục................. 48 3.1.8. Nhận thức về gợi ý để thực hiện luyện tập thể dục...................... 49 3.1.9. Nhận thức về hỗ trợ xã hội để thực hiện luyện tập thể dục.......... 50 3.1.10. Thực hành luyện tập “Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú”................................................................................. 51 3.1.11. Luyện tập thể dục khác theo sở thích và các yếu tố ảnh hưởng đến luyện tập thể dục sau phẫu thuật ung thư vú......................... 52 3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhận thức và thực hành luyện tập thể dục của đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 53 3.2.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội học của người bệnh với nhận thức về khả năng tái phát ung thư vú .......................................... 53 3.2.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội học của người bệnh với nhận thức về mức độ nghiêm trọng của ung thư vú ............................. 54 3.2.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội học của người bệnh với nhận thức về lợi ích của việc thực hiện luyện tập thể dục.................... 55 3.2.4. Mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội học của người bệnh với nhận thức về các rào cản thực hiện luyện tập thể dục .......................... 56 3.2.5. Mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội học của người bệnh với thực hành luyện tập “Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú”.. 57 3.2.6. Mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội học của người bệnh với luyện tập thể dục khác.......................................................................... 58 3.2.7. Mối quan hệ giữa nhận thức về gợi ý luyện tập thể dục với nhận thức về khả năng tái phát và nhận thức về mức độ nghiêm trọng của ung thư vú. ........................................................................... 59 3.2.8. Mối quan hệ giữa nhận thức về hỗ trợ xã hội với nhận thức về lợi ích của việc luyện tập thể dục và nhận thức về các rào cản để luyện tập thể dục......................................................................... 59 3.2.9. Mối quan hệ giữa luyện tập “Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú” với nhận thức.................................................. 60 3.2.10. Mối quan hệ giữa luyện tập thể dục khác và nhận thức ............. 61 3.2.11. Mối quan hệ giữa nhận thức về hỗ trợ xã hội với luyện tập “Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú” và luyện tập thể dục khác ............................................................................... 61 3.2.12. Mối quan hệ giữa nhận thức về gợi ý để thực hiện luyện tập thể dục sau phẫu thuật ung thư vú với việc luyện tập “Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú” và luyện tập thể dục khác............. 62 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................... 63 4.1. Mô tả nhận thức và thực hành luyện tập thể dục trên bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật tại Bệnh viện K năm 2019. ......................................... 63 4.1.1. Đặc điểm xã hội học và lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật................................................................................... 63 4.1.2. Nhận thức của bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật................... 71 4.1.3. Thực hành luyện tập thể dục của bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật.75 4.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhận thức và thực hành luyện tập thể dục trên bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật. ....................................... 77 KẾT LUẬN................................................................................................. 82 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectĐiều dưỡngvi_VN
dc.subject8720301vi_VN
dc.titleNhận thức và thực hành tập luyện thể dục trên bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật tại Bệnh viện Kvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0549.pdf
  Restricted Access
2.06 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.