Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3437
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PHẠM, QUANG THÁI | - |
dc.contributor.author | TRẦN, THỊ THUÝ HÀ | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-23T03:30:00Z | - |
dc.date.available | 2022-02-23T03:30:00Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3437 | - |
dc.description.abstract | Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin. Thành tựu y học này đã giúp hàng triệu người trên thế giới tránh được bệnh tật và tử vong do những bệnh dịch từ nhiều thế kỷ trước1 . Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ khi bệnh truyền nhiễm đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, toàn Đảng, toàn Dân đang tập chung chống dịch thì nguy cơ bùng phát các bệnh mà sau nhiều năm được khống chế tốt như bạch hầu, ho gà... vẫn có thể xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến tình hình chung của cả nước. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (TCĐĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của chương trình TCMR. Và với việc trì hoãn đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc không tuân thủ lịch tiêm chủng, các bậc phụ huynh đã đặt con mình và cộng đồng vào nguy cơ nghiêm trọng bị mắc bệnh. Thực tế, nhận thấy số mắc ca bệnh thường tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, điển hình là vụ dịch Sởi năm 2014 có hơn 1765 trường hợp mắc, có 14 trường hợp tử vong trong đó có tới 89% số trường hợp mắc sởi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi2 , ho gà cũng đã có xu hướng quay trở lại, năm 2013 toàn thành phố có 6 trường hợp ho gà, số mắc liên tục tăng lên 23 trường hợp năm 2014 và tăng đột biến năm 2015 với 164 trường hợp trong đó có 1 trường hợp tử vong và đến năm 2019 đã ghi nhận 117 trường hợp, trong đó có tới 78% số trường hợp mắc chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ3 . Thanh Trì là một huyện nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đang có sự phát triển đô thị hóa với mật độ dân cư đông. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, có xã giáp ranh với các quận nội thành đang đô thị hóa với di biến động dân cư lớn, có xã nông thôn thuần túy với dân cư ổn định. Theo báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2018 2 và 2019 của Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại kháng nguyên cho trẻ em dưới 1 tuổi của huyện lần lượt là 90.1% và 96.6%4 trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ chung của cả Thành phố đạt 98.6%5 . Mặt khác Thanh Trì đang từng bước đưa hoạt động tiêm chủng dịch vụ xen kẽ với hoạt động tiêm chủng miễn phí tại các trạm Y tế xã tạo thêm nhiều sự lựa chọn khác nhau cho đối tượng tiêm chủng cũng như phát sinh một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêm chủng. Do vậy, câu hỏi đặt ra vì sao tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn huyện Thanh Trì lại thấp hơn? Tỷ lệ TCĐĐ thực chất là bao nhiêu? Tỷ lệ TCĐĐ và đúng lịch là bao nhiêu? Các yếu tố chính liên quan đến những vấn đề này là gì? Có thể khắc phục được các vấn đề tồn tại hay không? Việc tiến hành nghiên cứu đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và các yếu tố liên quan là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp bằng chứng và cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp góp phần cải thiện công tác TCMR trên địa bàn huyện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2019” với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội năm 2019. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của đối tượng nghiên cứu trên | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 3 1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 3 1.1.1. Vắc xin........................................................................................... 3 1.1.2.Tiêm chủng..................................................................................... 4 1.1.3. Phản ứng sau tiêm chủng................................................................ 4 1.1.4. Vai trò của vắc xin và tiêm chủng .................................................. 7 1.1.5. Các loại hình thức tiêm chủng:....................................................... 8 1.1.6.Lịch tiêm chủng của trẻ trong chương trình TCMR tại Việt Nam ... 9 1.1.7.Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ................................................... 13 1.2. Giới thiệu về chương trình tiêm chủng mở rộng .................................. 16 1.2.1. Chương trình tiêm chủng trên Thế giới ........................................ 16 1.2.2.Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam ......................................... 18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em........................ 19 1.3.1. Các yếu tố về trẻ........................................................................... 19 1.3.2. Các yếu tố thuộc về bà mẹ............................................................ 20 1.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng khác ...................................................... 20 1.4. Thông tin về địa điểm nghiên cứu ....................................................... 26 1.5. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia tại Việt Nam............ 28 1.6. Khung lý thuyết................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 31 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 31 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 31 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 31 2.3.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:............................................. 32 2.3.2. Cách chọn mẫu:............................................................................ 32 2.4. Phương pháp thu thập thông tin........................................................... 33 2.5. Biến số, chỉ số ..................................................................................... 34 2.5.1. Thông tin chung ........................................................................... 34 2.5.2. Biến số, chỉ số cho mục tiêu 1:..................................................... 35 2.5.3. Biến số cho mục tiêu 2 ................................................................. 35 2.6. Một số khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá................................................. 36 2.7. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu .................................................... 37 2.7.1. Phân tích và xử lý......................................................................... 37 2.7.2. Sai số ........................................................................................... 38 2.8. Đạo đức nghiên cứu............................................................................. 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 40 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.......................................... 40 3.1.1. Thông tin chung về trẻ ................................................................. 40 3.1.2 Thông tin chung về mẹ của trẻ ...................................................... 41 3.2. Tỷ lệ tiêm chủng.................................................................................. 42 3.2.1. Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng và trẻ không được tiêm chủng ............. 42 3.2.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ............................................................... 42 3.2.3. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch................................................... 43 3.2.4. Tỷ lệ tiêm chủng của từng loại vắc xin riêng biệt ......................... 44 3.3. Các yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Thanh trì năm 2019 ........................... 54 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến trẻ ......................................................... 54 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến bà mẹ .................................................... 55 3.3.4. Mối liên quan của các yếu tố về các thông tin về phản ứng sau tiêm chủng, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội............................................. 58 3.3.5. Nguyên nhân trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch ......... 62 3.3.6. Tỷ lệ khớp giữa sổ tiêm chủng và phần mềm ............................... 64 3.3.7. Kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng...................................................... 65 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 70 4.1. Thông tin chung về trẻ......................................................................... 70 4.2. Thông tin và bà mẹ tham gia nghiên cứu ............................................. 71 4.3. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ................. 72 4.3.1. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ.................................................... 72 4.3.2. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ ............................................... 75 4.4. Một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ. .. 81 4.4.1 Mối liên quan giữa hình thức tiêm chủng của trẻ với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, cụ thể ................................................. 81 4.4.2. Mối liên quan giữa yếu tố trẻ nằm viện với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch .................................................................................. 84 4.5. Nguồn cung cấp thông tin và nội dung thông tin mà các bà mẹ tiếp cận được..................................................................................................... 88 4.6. Tỷ lệ khớp giữa phần mềm tiêm chủng Quốc gia với sổ tiêm chủng cá nhân ... 89 4.7. Hạn chế của nghiên cứu....................................................................... 89 KẾT LUẬN.................................................................................................. 91 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Y học Dự phòng | vi_VN |
dc.subject | 8720163 | vi_VN |
dc.title | TỶ LỆ TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH 8 LOẠI VẮC XIN CỦA TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2019 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0542.pdf Restricted Access | 2.06 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.