Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3421
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Nguyễn Văn, Toại-
dc.contributor.authorNGUYỄN THỊ, HẰNG-
dc.date.accessioned2022-02-20T18:46:22Z-
dc.date.available2022-02-20T18:46:22Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3421-
dc.description.abstractGiấc ngủ là một hoạt động (hoặc một trạng thái) cơ bản quan trọng đối với con người. Mặc dù chức năng chính xác của giấc ngủ đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng rõ ràng là giấc ngủ rất cần thiết cho con người. Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng cho sức khỏe và tuổi thọ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, những mặt trái của nó như biến đổi khí hậu, chiến tranh thương mại, khủng hoảng kinh tế - chính trị làm gia tăng những căng thẳng trong cuộc sống, là tác nhân gây rối loạn giấc ngủ (RLGN) của con người [1]. RLGN là một chứng bệnh thường gặp ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại, do áp lực trong cuộc sống và chế độ ăn không phù hợp [2]. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng dao động từ 20 - 30% và tỷ lệ này cao hơn ở người cao tuổi [3]. Năm 2000, tại Pháp, Lerger và cộng sự nghiên cứu trên 12778 cá nhân thấy 29% bị mất ngủ thường xuyên [4]. Năm 2001, Sutton và cộng sự báo cáo 24% dân số Canada độ tuổi từ 15 trở lên bị mất ngủ [5]. Ở Việt Nam, trong 1 năm có khoảng 30-45% người lớn có mất ngủ [6]. Khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, và nguy cơ tử vong có thể xảy ra. Mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ… ảnh hưởng đến chất lượng công việc hàng ngày [7]. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy một tỷ lệ lớn mất ngủ kèm theo một loạt các bệnh mãn tính, tạo gánh nặng cho xã hội và tạo ra một thách thức lớn cho ngành y tế trong việc điều trị [8]. RLGN trong Y học cổ truyền (YHCT) gọi là chứng “Thất miên”, “Bất mị”, “Bất đắc miên”... Nguyên nhân chủ yếu của chứng “Thất miên” là do Tâm và Tỳ hư, âm hư hoả vượng, khí của Tâm và Đởm hạ, Vị không điều hoà và bị suy nhược sau khi bị bệnh [9],[10]. Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị RLGN bằng nhiều biện pháp: vệ sinh giấc ngủ, liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngủ kéo dài có thể gây tác dụng không mong muốn hoặc có thể gây cho bệnh nhân tình trạng lệ thuộc thuốc [1]. Song song với YHHĐ, YHCT có nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ như: dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và có những hạn chế nhất định. Do vậy, việc liên tục tìm kiếm, nghiên cứu các phương pháp điều trị RLGN có hiệu quả cho bệnh nhân là việc làm cần thiết. Cấy chỉ là một trong những phương pháp đã được áp dụng trong điều trị RLGN và trên lâm sàng cho thấy đây là một phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, mang lại hiệu quả điều trị và có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều tuyến y tế [11]. Nhóm huyệt Thần môn, Nội quan, Tam âm giao, Thái khê, từ lâu được biết là nhóm huyệt có tác dụng an thần, điều hòa chức năng tạng phủ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc áp dụng nhóm huyệt này theo phương pháp cấy chỉ để điều trị RLGN. Vì vậy, nhằm nhằm góp thêm lựa chọn các phương pháp trong điều trị rối loạn giấc ngủ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị rối loạn giấc ngủ” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng cải thiện giấc ngủ theo YHHĐ của liệu pháp cấy chỉ các huyệt: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Thái khê trong điều trị rối loạn giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh. 2. Khảo sát tác dụng của phương pháp can thiệp trên 2 thể lâm sàng: Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học y Hà Nộivi_VN
dc.subject: Y học cổ truyềnvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0476 NGUYỄN THỊ HẰNG NỘP TV.pdf
  Restricted Access
1.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.