Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3410
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS.Đỗ Duy, Cường | - |
dc.contributor.author | ĐÀM THỊ THANH, TÂM | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-20T17:27:50Z | - |
dc.date.available | 2022-02-20T17:27:50Z | - |
dc.date.issued | 2019 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3410 | - |
dc.description.abstract | Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân do sự xâm nhập của vi sinh vật và độc tố của chúng trong hệ tuần hoàn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn, dẫn đến suy đa tạng với tỉ lệ tử vong cao [26]. Các vi khuẩn gây NKH bao gồm các vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí. Nhiều vi khuẩn gram dương gây NKH đã được nghiên cứu từ lâu và vẫn là vấn đề khó khăn trong chẩn đoán, điều trị. Trong các vi khuẩn gram dương gây bệnh, có những vi khuẩn đã được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều trên thế giới và Việt Nam như tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu lợn, não mô cầu,… Enterococcus ( hay còn được gọi là liên cầu đường ruột ) trước đây được cho rằng ít có vai trò gây bệnh, tuy nhiên trong những năm gầy đây được quan tâm nhiều và còn là một trong những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện được chú ý. Trong đó gây bệnh ở người chủ yếu là hai loài E.faecalis và E.faecium với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. NKH do Enterococcus là một trong những nhiễm trùng hay gặp nhất của vi khuẩn [79]. Enterococcus trong nhiều nghiên cứu ngoài khả năng gây nhiễm khuẩn mắc phải ở cộng đồng, còn có khả năng gây nhiễm khuẩn tại bệnh viện, đặc biệt ở các đơn vị Hồi sức tích cực ( ICU ). Trong báo cáo của Hidron và cộng sự năm 2008 tại Hoa Kỳ, Enterococcus là nguyên nhân thứ hai (chiếm 12%) gây NKH liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tăng từ nguyên nhân thứ sáu so với năm 1980 [30]. Năm 2005, có 7066 trường hợp NKH do Enterococcus tại Hoa Kỳ, tăng 8% so với năm 2004 [21]. Bên cạnh đó, Enterococcus có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, mà trước đây là kháng sinh lựa chọn đầu tay trong điều trị. Tính kháng kháng sinh của Enterococcus đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Châu Âu [2], [50]. Đặc biệt tại Châu Âu, tỉ lệ kháng kháng sinh của Enterococcus xếp thứ ba sau Escherichia coli và Staphylococcus aureus [73]. Bệnh cảnh NKH do Enterococcus đa dạng, ít đặc hiệu, khó phân biệt với bệnh NKH do vi khuẩn khác, gây khó khăn trong việc điều trị, tiên lượng bệnh [2]. Với tình trạng sử dụng kháng sinh nhiều và rộng rãi như hiện nay, việc điều trị NKH do Enterococcus không phải vấn đề đơn giản [79]. Trong các nghiên cứu, Enterococcus đã kháng nhiều kháng sinh nhóm β-lactams như ampicillin (AMP), penicillin (PEN), gentamycin (GEN), vancomycin (VAN). Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về Enterococcus. Nghiên cứu về căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính tại Việt Nam của Nguyễn Thái Sơn báo cáo năm 2012, Enterococcus là một trong những căn nguyên chính và tỉ lệ E.faecalis kháng gentamycin là 48,1% [86]. Tác giả Kiều Chí Thành và Đinh Thị Huyền Trang khi nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện Quân Y 103 kết luận Enterococcus là căn nguyên xếp thứ hai (chiếm 14,6 %) sau E.coli [34]. Hồ Quỳnh Quang Trí báo cáo về viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, Enterococcus là nguyên nhân gây bệnh thường gặp [90]. Các nghiên cứu đa số tập trung trên bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chưa có nhiều nghiên cứu về NKH do Enterococcus ở Việt Nam. Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương là hai cơ sở tuyến trung ương điều trị nhiều bệnh nhân NKH nặng, tỉ lệ NKH do Enterococcus gia tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp nhiễm khuẩn huyết do Enterococcus tại bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương. 2. Đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị các trường hợp trên. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Truyền nhiễm và CBNĐ | vi_VN |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO ENTEROCOCCUS | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0465Luận văn tốt nghiệp - 2019 tâm.pdf Restricted Access | 1.2 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.