Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3409
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Nguyễn Quảng, Bắc-
dc.contributor.authorKHỔNG THỊ, VÂN-
dc.date.accessioned2022-02-20T17:23:46Z-
dc.date.available2022-02-20T17:23:46Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3409-
dc.description.abstractMổ lấy thai (MLT) là phẫu thuật lấy thai, phần phụ của thai ra khỏi tử cung qua đường rạch ở thành tử cung và đường rạch ở thành bụng. Tỷ lệ MLT ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Ở Hoa Kỳ, năm 1988 tỷ lệ MLT trung bình cả nước 25,0%, đến năm 2004 tỷ lệ này tăng lên đến 29,1% 1. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng, nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản TW qua các năm 1998 (34,6%) 2; 2005 (39,1%) 3; 2009 (39,6%) 4, 2016 (41,4%) 5. Tỷ lệ mổ lấy thai càng ngày càng tăng cao vì nhiều lí do khác nhau như thai to, hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản, đa thai, thai non tháng, mổ đẻ cũ, bệnh nhân xin mổ. Nhiều bác sĩ, bệnh viện tư cũng chọn MLT hơn là sinh thường vì lý do an toàn và cơ chế thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực thì MLT cũng có nhiều mặt tiêu cực kèm theo như tai biến do thuốc mê, thuốc tê, do phẫu thuật, nguy cơ rau tiền đạo, rau cài răng lược, thai bám vết mổ, dính vết mổ, khuyết vết mổ….dẫn đến khó có thai, ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và thai nhi lần mang thai sau. Thách thức cho ngành sản phụ khoa cần đặt ra là kiểm soát tốt tỉ lệ MLT đồng thời đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong quá trình sinh nở. Năm 2001 Giáo sư Michael Robson đã tạo ra một hệ thống phân loại các trường hợp MLT theo 10 nhóm không chú trọng vào chỉ định MLT mà thay vào đó, phân loại này dựa trên đặc điểm riêng của từng sản phụ, giúp phân các sản phụ vào các nhóm khác nhau, qua đó đánh giá tỷ lệ MLT của từng nhóm. Nhóm I bao gồm các sản phụ con so ngôi đầu đủ tháng chuyển dạ được đánh giá là nhóm nguy cơ thấp, kích cỡ lớn, tỉ lệ MLT cao nhưng có khả năng kiểm soát được, nếu giảm được tỉ lệ MLT nhóm I thì sẽ giảm được tỉ lệ MLT lại sau MLT vì thế là chìa khóa mấu chốt để giảm tỉ lệ MLT. Hiện tại bệnh viện chúng tôi chưa có một nghiên cứu nào về tỷ lệ MLT nói chung và của các sản phụ thuộc nhóm I nói riêng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này: “Nghiên cứu về mổ lấy thai ở các sản phụ con so đủ tháng chuyển dạ đẻ tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công An”. Với 2 mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các sản phụ chuyển dạ đẻ con so đủ tháng được mổ lấy thai tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công An. 2. Nhận xét về chỉ định mổ lấy thai ở nhưng sản phụ trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học y Hà Nộivi_VN
dc.subjectSản phụ khoavi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU MỔ LẤY THAI Ở CÁC SẢN PHỤ CON SO ĐỦ THÁNG CHUYỂN DẠ ĐẺ TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG ANvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0464LUAN VAN THAC SI Y HOC - SAN PHU KHOA - KHONG THI VAN.pdf
  Restricted Access
1.39 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.