Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3398
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS NGUYỄN THANH, THÚY | - |
dc.contributor.advisor | TS. LÊ NGỌC, ANH | - |
dc.contributor.author | PHÙNG THỊ, THÚY | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-20T15:37:45Z | - |
dc.date.available | 2022-02-20T15:37:45Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3398 | - |
dc.description.abstract | TSG là một trong những rối loạn thai nghén nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến 5–7% tổng số thai kỳ, dẫn tới khoảng 70.000 bà mẹ và 500.000 trẻ em tử vong mỗi năm trên toàn thế giới1. Tỷ lệ mắc TSG ở VN khoảng 5-6% và là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong sản khoa2. TSG xảy ra với tỷ lệ lớn hơn ở những lần mang thai đầu tiên và các thai phụ có tiền sử TSG có nguy cơ mắc cao hơn khoảng 15 - 30 lần ở những lần mang thai tiếp theo so với các thai phụ có tiền sử khỏe mạnh3. TSG là một bệnh lý tổn thương đa cơ quan, tỷ lệ mắc có xu hướng ngày càng tăng và phương pháp điều trị duy nhất là đình chỉ thai nghén, dẫn đến tỷ lệ sinh non cao hơn và sự phát triển của trẻ sơ sinh bị hạn chế4. Về mặt cơ chế bệnh sinh của TSG vẫn chưa sáng tỏ, tuy nhiên giả thuyết hiện được các tác giả ủng hộ nhiều nhất đó là TSG có cơ chế miễn dịch. Người ta thấy vai trò rất quan trọng của tế bào dNK (decidua Nature Killer) trong việc hỗ trợ các nguyên bào nuôi trong quá trình xâm lấn, tái cấu trúc động mạch xoắn thông qua sự tương tác giữa thụ thể KIR của tế bào dNK và phân tử HLA lớp I trên nguyên bào nuôi. KIR là một nhóm receptor trên màng tế bào NK, được mã hóa bởi các gen tương ứng nằm nối tiếp nhau trên đoạn NST 19q13.4 dài khoảng 150kb, hiện đã tìm thấy có khoảng 15 gen KIR khác nhau được xác định bởi hai nhóm hallotype A và B5,6. HLA lớp I bao gồm 6 nhóm: HLA-A, -B, -C, -E, -F, -G, các nguyên bào nuôi ở rau thai chỉ biểu hiện các phân tử HLA- C, -E, -F, -G trong đó phân tử HLA-C được biết đến có vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ chế bệnh sinh TSG7. Các nghiên cứu về vai trò của tương tác KIR/HLA-C đối với TSG đã được tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ XXI, một trong những nghiên cứu tiêu biểu đầu tiên là nghiên cứu của tác giả Hiby và cộng sự năm 2004 cho thấy rằng sự tương tác giữa haplotype KIR AA của mẹ và HLA-C2 của thai tăng có ý nghĩa trong nhóm TSG8. Dựa trên những kết quả khả quan ban đầu, đã có thêm rất nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các gen KIR đối với TSG như nghiên cứu của các tác giả Hong Yu (2014), Long W (2015), Larsen (2019)9,10,11…. Từ đó vai trò của các gen KIR đang dần được làm sáng tỏ. Một điểm đáng lưu ý nữa là sự khác biệt về chủng tộc, hay dân tộc cũng đưa đến sự khác nhau trong đánh giá mối liên quan giữa gen KIR và TSG. Tuy nhiên, hiện tại số lượng nghiên cứu về vai trò của gen KIR2DS3, KIR3DL1 đối với tiền sản giật vẫn còn rất hạn chế. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ʽʽNghiên cứu gen KIR2DS3 và KIR3DL1 ở thai phụ tiền sản giật ̕ ̕ với 2 mục tiêu: 1. Xác định sự có mặt của gen KIR2DS3, KIR3DL1 ở thai phụ mắc tiền sản giật và thai phụ bình thường. 2. Nhận xét mối liên quan giữa gen KIR2DS3, KIR3DL1 với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở thai phụ tiền sản giật. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Miễn dịch | vi_VN |
dc.title | NGHIÊN CỨU GEN KIR2DS3 VÀ KIR3DL1 Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0453Luận văn - NT Thúy 24.9 (mới sửa) (2).pdf Restricted Access | 1.23 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.