Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3385
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Lê Hữu, Doanh | - |
dc.contributor.author | Hà Tuấn, Minh | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-08T09:03:21Z | - |
dc.date.available | 2022-02-08T09:03:21Z | - |
dc.date.issued | 2021-11-30 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3385 | - |
dc.description.abstract | Bạch biến (vitiligo) là bệnh da mạn tính trong đó các tế bào sắc tố nằm ở màng đáy của thượng bì bị tổn thương hoặc bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến mất sắc tố da, biểu hiện là những đám da trắng danh giới rõ, không có vẩy, không teo da, không ngứa. Bệnh có thể gặp cả ở niêm mạc, lông/tóc, mắt. Bạch biến là bệnh lý da thuộc nhóm bệnh da giảm sắc tố. Đây là bệnh thường gặp trong chuyên ngành da liễu. Bệnh chiếm từ 1-2% dân số thế giới và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, đa số khởi phát bệnh từ tuổi trẻ. Bệnh bạch biến không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của bạch biến được nhiều tác giả nghiên cứu nhưng hiện nay chưa hoàn toàn biết rõ. Nhiều tác giả cho rằng sinh bệnh học bệnh bạch biến có liên quan đến cơ chế di truyền, thần kinh thể dịch, tự phá hủy (self-destruction), tự miễn và virus. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đang được áp dụng ở Việt Nam như thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, ánh sáng trị liệu, phẫu thuật ghép tế bào..., tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp trên còn hạn chế. Nhiều bệnh nhân có đáp ứng không cao với điều trị đặc biệt là bạch biến thể không phân đoạn tiến triển. Sử dụng dexamethasone đơn thuần được Radakovic-Fijan , A M Fürnsinn-Friedl, H Hönigsmann, A Tanew (2001) [31] nghiên cứu 29 bệnh nhân bạch biến trong đó có 25 bệnh nhân thể tiến triển với liều xung nhỏ dexamethasone 10mg/tuần uống 2 ngày liên tiếp, nghỉ 5 ngày, thời gian điều trị 24 tuần. Kết quả có đáp ứng tốt trên 2 bệnh nhân (6.9%), cải thiện trung bình và nhẹ là 3 bệnh nhân (10.3%), 21 bệnh nhân không đáp ứng điều trị (72.4%). Điều trị xung bằng dexamethasone đường uống có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bạch biến nhưng không tạo ra sự tái tạo sắc trong phần lớn nhóm bệnh nhân. Sử dụng tacrolimus đơn thuần bôi tại chỗ trong điều trị bạch biến thể hoạt động được 29 đề tài nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2014 với 709 bệnh nhân [4] được điều trị bằng bôi tacrolimus đơn thuần, ngày 2 lần, thời gian điều trị trung bình là 5,2 tháng. Kết quả cho thấy đáp ứng kém trong 2 tháng đầu, hiệu quả bắt đầu cải thiện sau 6 tháng chiếm 50% tổng số bệnh nhân. Đến nay, việc điều trị bệnh bạch biến vẫn đang là vấn đề khó, còn gặp nhiều nan giải. Các phương pháp điều trị đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau để điều trị bệnh bạch biến đã được nghiên cứu nhưng chưa có phương pháp nào thực sự hiệu quả, đạt tỷ lệ 100% khỏi bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu kết quả điều trị bạch biến thể không phân đoạn tiến triển bằng uống corticoid liều xung nhỏ và bôi tacrolimus” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan ở bệnh bạch biến không phân đoạn tiến triển đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021. 2. Đánh giá kết quả điều trị bạch biến thể không phân đoạn tiến triển bằng uống dexamethasone liều xung nhỏ và bôi tacrolimus. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BẠCH BIẾN 3 1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH 3 1.3. LÂM SÀNG 5 1.3.1. Tổn thương cơ bản 5 1.3.2. Các thể lâm sàng của bạch biến 6 1.3.3. Bệnh lý kèm theo 10 1.4. CẬN LÂM SÀNG 10 1.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH 12 1.6. ĐIỀU TRỊ 13 1.6.1. Điều trị bạch biến không ổn định 14 1.6.2. Điều trị bạch biến ổn định 14 1.6.3. Một số nghiên cứu về điều trị bệnh bạch biến 17 1.7. ĐẠI CƯƠNG VỀ TACROLIMUS 18 1.7.1. Dược lý học và cơ chế tác dụng 18 1.7.2. Dạng thuốc và hàm lượng 19 1.7.3. Chỉ định 19 1.7.4. Chống chỉ định 19 1.7.5. Tác dụng phụ của tacrolimus 20 1.8. DEXAMETHASONE 20 1.8.1. Dược lý học và cơ chế tác dụng 20 1.8.2. Dạng thuốc và hàm lượng 21 1.8.3. Chỉ định 21 1.8.4. Chống chỉ định 22 1.8.5. Tác dụng phụ 23 1.8.6. Liều lượng và cách dùng 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 26 2.2.3. Các bước tiến hành 27 2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 30 2.4. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 31 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 31 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 31 2.7. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH BẠCH BIẾN KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 7/2020 ĐẾN THÁNG 6/2021. 32 3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân bị bạch biến 32 3.1.2. Đặc điểm về giới của bệnh nhân bạch biến 32 3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của các bệnh nhân bị bạch biến 33 3.1.4. Đặc điểm về tuổi của các bệnh nhân bạch biến 33 3.1.5. Tuổi khởi phát bệnh 34 3.1.6. Thời gian bị bệnh trung bình 35 3.1.7. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh bạch biến 35 3.1.8. Vị trí xuất hiện tổn thương bạch biến 36 3.1.9. Thể bệnh bạch biến 36 3.1.10. Bạch biến thể không phân đoạn theo và yếu tố liên quan 37 3.1.11. Bạch biến thể phân đoạn theo và yếu tố liên quan 38 3.1.12. Bệnh bạch biến thể hoạt động và các yếu tố liên quan 39 3.1.13. Bệnh bạch biến thể ổn định và các yếu tố liên quan 40 3.1.14. Tiền sử gia đình của bệnh bạch biến 41 3.1.15. Tiền sử điều trị của các bệnh nhân bị bệnh bạch biến 41 3.1.15. Tiền sử điều trị cụ thể 41 3.1.16. Kết quả chụp Dermoscopy 42 3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH BIẾN THỂ KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG UỐNG DEXANETHASONE LIỀU XUNG NHỎ VÀ BÔI TACROLIMUS 43 3.2.1. Đặc điểm về tuổi của các bệnh nhân nghiên cứu 43 3.2.2. Đặc điểm về giới của các bệnh nhân nghiên cứu 43 3.2.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của các bệnh nhân nghiên cứu 44 3.2.4. Đặc điểm về tuổi khởi phát bệnh 44 3.2.5. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 45 3.2.6. Đánh giá chỉ số hoạt động của bệnh bạch biến 45 3.2.7. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh bạch biến 46 3.2.8. Vị trí xuất hiện tổn thương bạch biến 47 3.2.9. Tiền sử gia đình 47 3.2.10. Tiền sử điều trị 48 3.2.11. Đánh giá đáp ứng điều trị của nhóm nghiên cứu theo thời gian 48 3.2.12. Đánh giá đáp ứng điều trị của nhóm chứng theo thời gian 49 3.2.13. Đánh giá hiệu quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo thời gian 50 4.2.14. Đánh giá hiệu quả điều trị của nhóm chứng theo thời gian 51 4.2.15. Đánh giá hiệu quả chung sau 24 tuần 51 4.2.16. So sánh hiệu quả điều trị của 2 nhóm 52 3.2.17. Đánh giá hiệu quả điều trị với một số yếu tố liên quan: 53 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 55 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BẠCH BIẾN THỂ KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN 55 4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh bạch biến 55 4.1.2. Đặc điểm về tuổi của các bệnh nhân bạch biến 55 4.1.3. Đặc điểm về giới của các bệnh nhân bạch biến 56 4.1.4. Thời gian mắc bệnh 57 4.1.5. Vị trí tổn thương 58 4.1.6. Thể bạch biến 59 4.1.7. Chỉ số hoạt động của bệnh Bạch biến: 60 4.1.8. Tiền sử gia đình 61 4.1.9. Tiền sử điều trị 61 4.1.10. Hình ảnh Dermoscopy 61 4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH BIẾN THỂ KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG UỐNG DEXAMETHASONE LIỀU XUNG NHỎ VÀ BÔI TACROLIMUS 63 4.2.1. Đặc điểm về tuổi của các bệnh nhân trong nghiên cứu 63 4.2.2. Đặc điểm về giới của các bệnh nhân 64 4.2.3. Thời gian mắc bệnh 64 4.2.4. Vị trí tổn thương 66 4.2.5. Tiền sử gia đình 66 4.2.6. Tiền sử điều trị 67 4.2.7. Đánh giá hiệu quả chung sau 24 tuần của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu 67 4.2.8. So sánh hiệu quả điều trị của 2 nhóm 67 4.2.9. Đánh giá hiệu điều trị của nhóm chứng 68 4.2.10. Đánh giá hiệu quả điều trị của nhóm nghiên cứu. 69 4.2.11. Đánh giá hiệu quả điều trị với một số yếu tố liên quan: 69 KẾT LUẬN 70 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | bạch biến, corticoid liều xung, tacrolimus | vi_VN |
dc.title | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH BIẾN THỂ KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG UỐNG CORTICOID LIỀU XUNG NHỎ VÀ BÔI TACROLIMUS | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
HA MINH TUAN 9.1 final.docx Restricted Access | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH BIẾN THỂ KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG UỐNG CORTICOID LIỀU XUNG NHỎ VÀ BÔI TACROLIMUS | 2.44 MB | Microsoft Word XML | |
HA MINH TUAN 9.1 final.pdf Restricted Access | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH BIẾN THỂ KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG UỐNG CORTICOID LIỀU XUNG NHỎ VÀ BÔI TACROLIMUS | 2.47 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
HA MINH TUAN 9.1 final.doc Restricted Access | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH BIẾN THỂ KHÔNG PHÂN ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG UỐNG CORTICOID LIỀU XUNG NHỎ VÀ BÔI TACROLIMUS | 3.3 MB | Microsoft Word |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.