Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3381
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Văn Dũng-
dc.contributor.authorDương, Anh Tài-
dc.date.accessioned2022-02-08T08:58:07Z-
dc.date.available2022-02-08T08:58:07Z-
dc.date.issued2021-10-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3381-
dc.description.abstractUng thư phổi là u ác tính phát sinh từ phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc từ các tuyến phế quản. Năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư phổi đứng thứ hai trên tổng số các loại ung thư và đứng thứ nhất về tỷ lệ tử vong trên thế giới. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85% - 90% trong tổng số các loại ung thư phổi. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp trong các bệnh nhân ung thư đặc biệt là bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc trầm cảm trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm từ 4,7 - 46,1%. Trên những bệnh nhân mắc ung thư phổi có triệu chứng trầm cảm, chất lượng cuộc sống suy giảm, các triệu chứng ung thư nặng hơn, các hỗ trợ xã hội thấp hơn, và tỷ lệ tử vong cao hơn và thời gian sống trung bình ngắn hơn bệnh nhân không có triệu chứng trầm cảm. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời có ý nghĩa lớn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên, các triệu chứng trầm cảm thường ít được phát hiện ở bệnh nhân ung thư vì những người chăm sóc hay ngay cả các thầy thuốc cũng ít để ý đến, đôi khi chỉ cho rằng đó là một phản ứng bình thường của những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính. Đa số các triệu chứng trầm cảm không được phát hiện hay được phát hiện ở giai đoạn rất muộn. Do đó, việc nhận biết triệu chứng trầm cảm và những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ là rất cần thiết. Mặc dù vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam cho đến nay có rất ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ” với mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.1.1. Khái niệm và dịch tễ 1.1.2. Phân loại 1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.1.5. Cận lâm sàng 1.1.6. Chẩn đoán 1.1.7. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.2. Trầm cảm ở ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.2.1. Dịch tễ trầm cảm trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.2.2. Chẩn đoán trầm cảm theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) 1.2.3. Đặc điểm trầm cảm trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.2.4. Cơ chế bệnh học của trầm cảm do ung thư 1.2.6. Các yếu tố liên quan với trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.2.7. Các nghiên cứu về trầm cảm trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.2.8. Điều trị trầm cảm trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 2.2.3. Cỡ mẫu 2.2.4. Công cụ nghiên cứu 2.2.5. Các biến số nghiên cứu 2.4. Quy trình nghiên cứu 2.5. Nhập và phân tích và xử lý số liệu 2.6. Vấn đề đạo đức của đề tài nghiên cứu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 3.1.2. Tiền sử sử dụng chất 3.1.3. Các bệnh cơ thể đã mắc trong tiền sử của nhóm nghiên cứu 3.1.4. Thời gian mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ của nhóm nghiên cứu 3.1.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh UTPKTBN 3.1.6. Đặc điểm giải phẫu bệnh UTPKTBN 3.1.7. Cơ quan di căn UTPKTBN 3.1.8. Phương pháp điều trị UTPKTBN 3.2. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 3.2.1. Tỷ lệ trầm cảm của nhóm nghiên cứu 3.2.2. Các mức độ của trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD – 10 3.2.3. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân trầm cảm 3.2.4. Đặc điểm thời gian biển hiện trầm cảm 3.2.5. Đặc điểm thời gian từ lúc mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ đến lúc xuất hiện trầm cảm 3.2.6. Các triệu chứng khởi phát của trầm cảm 3.2.7. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo ICD – 10 3.2.8. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm theo ICD – 10 3.2.9. Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm theo ICD – 10 3.2.10. Đặc điểm triệu chứng rối loạn giấc ngủ 3.2.11. Đặc điểm triệu chứng lo âu theo thang Ham - A 3.2.12. Đặc điểm triệu chứng lo âu trên nhóm bệnh nhân trầm cảm 3.2.13. Đặc điểm triệu chứng đau theo thang VAS trên nhóm bệnh nhân trầm cảm 3.3. Một số yếu tố liên quan với trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 3.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố tuổi với trầm cảm 3.3.2. Mối liên quan giữa giới tính với trầm cảm 3.3.3. Mối liên quan giữa điểm số VAS với trầm cảm 3.3.4. Mối liên quan giữa điểm số PS với trầm cảm 3.3.5. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh với trầm cảm 3.3.6. Mối liên quan giữa cơ quan di căn với trầm cảm 3.3.7. Mối liên quan giữa phương pháp điều trị ung thư với trầm cảm CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm đối tượng nghiên cứu 4.1.2. Đặc điểm về sử dụng chất kích thích 4.1.3. Đặc điểm về bệnh cơ thể đã mắc trong tiền sử 4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ 4.1.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh 4.1.6. Đặc điểm giải phẫu bệnh 4.1.7. Đặc điểm về cơ quan di căn 4.1.8. Đặc điểm về phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 4.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 4.2.1. Tỷ lệ và mức độ trầm cảm theo ICD – 10 4.2.2. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân trầm cảm 4.2.3. Đặc điểm thời gian biển hiện trầm cảm 4.2.4. Đặc điểm về thời gian từ lúc mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ đến lúc biểu hiện trầm cảm 4.2.5. Đặc điểm các triệu chứng khởi phát của trầm cảm 4.2.6. Đặc điểm các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo ICD – 10 4.2.7. Đặc điểm các triệu chứng phổ biến của trầm cảm theo ICD – 10 4.2.8. Đặc điểm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm 4.2.9. Đặc điểm triệu chứng đau trên nhóm bệnh nhân trầm cảm 4.2.10. Đặc điểm triệu chứng lo âu trên nhóm bệnh nhân trầm cảm 4.3. Một số yếu tố liên quan với trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ 4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi mắc UTPKTBN và trầm cảm 4.3.2. Mối liên quan giữa giới và trầm cảm 4.3.3. Mối liên quan giữa điểm PS và trầm cảm 4.3.4. Mối liên quan giữa triệu chứng đau và trầm cảm 4.3.5. Mối liên quan giữa các bệnh lý cơ thể đã mắc trong tiền sử và trầm cảm 4.3.6. Mối liên quan giữa cơ quan di căn và trầm cảm 4.3.7. Mối liên quan giữa phương pháp điều trị ung thư và trầm cảm KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjecttrầm cảm, ung thư phổi không tế bào nhỏvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.