Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3365
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Thuý Hồng-
dc.contributor.advisorTrịnh, Bảo Ngọc-
dc.contributor.authorDoãn, Ngọc Ánh-
dc.date.accessioned2022-01-12T08:51:49Z-
dc.date.available2022-01-12T08:51:49Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3365-
dc.description.abstractMục tiêu: Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá trên bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi sau phẫu thuật tim hở tại khoa hồi sức tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, ghép cặp theo nhóm tuổi (2-5 tháng và 6-12 tháng) trên 39 bệnh nhân từ 2 – 12 tháng tuổi được vá thông liên thất đơn thuần. Bệnh nhân chia thành 2 nhóm, nhóm can thiệp: nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá bằng sữa thuỷ phân trong 24 giờ sau phẫu thuật và nhóm chứng được nuôi dưỡng theo phác đồ thường quy (nuôi dưỡng tĩnh mạch 3 ngày đầu kết hợp nuôi dưỡng đường tiêu hoá theo truyền thống). Đánh giá hiệu quả can thiệp trên các chỉ số nhân trắc và mức năng lượng, protein tiêu thụ và tình trạng dung nạp tại các thời điểm trước và sau phẫu thuật. Kết quả:Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của nhóm can thiệp trước phẫu thuật lần lượt là 45,0%, 10,0%, 65,0% và ở nhóm chứng lần lượt là 57,9%, 21,1%, 47,4%. Thời gian khởi động nuôi dưỡng đường tiêu hoá ở nhóm can thiệp là 20,0 ± 7,4 giờ sau phẫu thuật, sớm hơn so với nhóm chứng (55,0 ± 46,6 giờ) với p = 0,004. Năng lượng trung bình đạt được và tỷ lệ năng lượng đạt được theo khuyến nghị cao hơn ở nhóm can thiệp trong ngày thứ 2 và thứ 3 sau phẫu thuật (p<0,05). Lượng protein tiêu thụ trung bình trong 3 ngày sau phẫu thuật của nhóm can thiệp là 0,678 ± 0,208 (g/kg/ngày) cao hơn nhóm chứng (0,177 ± 0,141g/kg/ngày) (p<0,05). Sự giảm nhạy insulin (QUIKI) ở nhóm can thiệp ít hơn so với nhóm chứng p = 0,04. Tình trạng bất dung nạp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng là không đáng kể, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Kết luận: Nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá an toàn, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật vá thông liên thất.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1.Tim bẩm sinh ở trẻ em. 3 1.1.1. Khái niệm. 3 1.1.2. Sinh lý bệnh và phương pháp điều trị. 4 1.1.3. Biến chứng sau phẫu thuật tim. 5 1.2. Dinh dưỡng ở trẻ trước và sau phẫu thuật thông liên thất. 7 1.2.1. Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhi trước phẫu thuật thông liên thất. 7 1.2.2. Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhi sau phẫu thuật tim bẩm sinh. 9 1.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhisau phẫu thuật tim. 9 1.3. Vai trò của nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá trên bệnh nhi sau phẫu thuật tim hở. 11 1.3.1. Định nghĩa nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá. 11 1.3.2. Cơ sở lý luận của nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa. 11 1.3.3. Hiệu quả của nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá trên bệnh nhi sau phẫu thuật tim bẩm sinh. 19 1.3.4. Các công thức và thời điểm nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa. 21 1.3.5. Các đường nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa. 23 1.3.6. Các rào cản nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa. 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 25 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 25 2.2.1. Địa điểm 25 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu 28 2.3.2. Biến số và phương pháp thu thập số liệu 29 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 36 2.5. Các biện pháp khống chế sai số 36 2.6. Đạo đức nghiên cứu 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 3.2. Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ 42 3.2.1. Hiệu quả can thiệp trên các chỉ số nhân trắc của trẻ 42 3.2.2. Hiệu quả thay đổi khẩu phần ăn của trẻ trong thời gian can thiệp 44 3.3. Hiệu quả can thiệp trên các chỉ số 49 3.3.1. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng sớm đường tiêu hóa cho bệnh nhi sau phẫu thuật 49 3.3.2. Hiệu quả cải thiện chỉ số đáp ứng viêm sau can thiệp 50 3.3.3. Hiệu quả cải thiện tình kháng insulin sau can thiệp 51 3.3.4. Hiệu quả cải thiện thời gian điều trị, sử dụng thuốc vận mạch và tình trạng dung nạp sau can thiệp 54 Chương 4. BÀN LUẬN 59 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 59 4.1.1. Thông tin chung. 59 4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật. 60 4.1.3. Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng đường tiêu hoá. 62 4.2. Hiệu quả can thiệp nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá. 63 4.2.1. Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng. 63 4.2.2. Hiệu quả cải thiện đáp ứng viêm. 69 4.2.3. Hiệu quả cải thiện tình trạng kháng Insulin. 70 4.2.4. Hiệu quả cải thiện thời gian điều trị, sử dụng thuốc vận mạch, thời gian thở máy và tình trạng dung nạp. 72 KẾT LUẬN 79 KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNuôi dưỡng sớmvi_VN
dc.subjectERASvi_VN
dc.titleHiệu quả can thiệp nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hóa trên bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi sau phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Nhi Trung ươngvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTDoanNgocANh.docx
  Restricted Access
1.57 MBMicrosoft Word XML
2021NTDoanNgocAnh.pdf
  Restricted Access
2.56 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.