Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3342
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHoàng Thị, Lâm-
dc.contributor.authorNguyễn Thị, Liên-
dc.date.accessioned2022-01-04T06:20:43Z-
dc.date.available2022-01-04T06:20:43Z-
dc.date.issued2021-11-15-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3342-
dc.description.abstractLupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là bệnh lý tự miễn phổ biến nhất trong các bệnh tự miễn hệ thống, ước tính khoảng 5,8 đến 130 người mắc trên 100.000 dân.1 SLE gặp tần suất cao hơn ở nữ giới, thay đổi giữa các quốc gia và chủng tộc, gặp chủ yếu trong độ tuổi sinh sản từ 20-40 tuổi. Biểu hiện lâm sàng của SLE rất đa dạng, từ các tổn thương nhẹ như ban da, rụng tóc, đau cơ, đau khớp đến các tổn thương nặng đe dọa tính mạng như thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, tràn dịch đa màng, động kinh,…2,3 Đặc trưng của bệnh là sự hình thành các tự kháng thể và phức hợp miễn dịch giữa tự kháng thể – kháng nguyên của cơ thể cùng với hoạt hóa bất thường hệ thống bổ thể dẫn tới hủy hoại các mô và cơ quan. Hiện nay có hơn 180 tự kháng thể được tìm thấy ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.4 Trong đó, nhiều kháng thể đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh lupus ban đỏ hệ thống, là yếu tố khởi phát phản ứng viêm tự miễn dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Kháng thể anti-Smith (anti-Sm) là một trong những kháng thể quan trọng và có giá trị trong chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống và đã được đưa vào một số tiêu chuẩn chẩn đoán SLE như tiêu chuẩn chẩn đoán ACR 1997, tiêu chuẩn SLICC 2012, tiêu chí phân loại EULAR/ACR 2019.5–6 Tỉ lệ kháng thể anti-Sm dương tính có sự khác nhau giữa các nghiên cứu khác nhau từ 10-50%.7–9 Kể từ khi phát hiện bệnh cho đến nay đã có nhiều bộ công cụ đánh giá và theo dõi mức độ hoạt động của SLE như SLEDAI, BILAG, ECLAM, SLAM…. Tuy nhiên các bộ công cụ đánh giá này phức tạp và cần nhiều thời gian đánh giá và khó áp dụng trên lâm sàng. Chính vì vậy cần những phương tiện đơn giản, nhanh chóng và dễ áp dụng trong đánh giá mức độ hoạt động bệnh và tổn thương các cơ quan sớm để đưa ra tiên lượng và chiến lược quản lý và điều trị phù hợp. Một số kháng thể đã được chứng minh có mối liên quan với mức độ hoạt động bệnh và tổn thương cơ quan nội tạng của SLE như kháng thể kháng dsDNA, kháng thể kháng C1q. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy sự có mặt của kháng thể anti-Smith có liên quan đến tổn thương thận, thần kinh,…cũng như mức độ hoạt động bệnh.10,11 Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh tự miễn nói chung và bệnh lupus ban đỏ hệ thống nói riêng. Tuy nhiên, vần còn ít nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa kháng thể anti-Smith với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ hoạt động bệnh. Chính vì lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá vai trò của kháng thể anti-Smith ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể anti-Smith dương tính. 2. Nhận xét mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm với mức độ hoạt động bệnh và tổn thương một số cơ quan.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu bệnh SLE 3 1.1.3. Dịch tễ 4 1.1.4. Sinh bệnh học 4 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng 7 1.1.6. Kháng thể thường gặp trong lupus ban đỏ hệ thống 11 1.1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán SLE 13 1.1.8. Đánh giá mức độ hoạt động của SLE 13 1.2. Kháng thể anti-Smith ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống 14 1.2.1. Kháng thể anti-Smith 14 1.2.2. Kỹ thuật phát hiện kháng thể anti-Smith 16 1.2.3. Tình hình nghiên cứu 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Địa điểm nghiên cứu 20 2.2. Thời gian nghiên cứu 20 2.3. Đối tượng nghiên cứu 20 2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 20 2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu 20 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 20 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 21 2.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 21 2.4.4. Thu thập số liệu 21 2.4.5. Các biến số dùng trong nghiên cứu 22 2.4.6. Các bước tiến hành nghiên cứu 22 2.4.7. Phương tiện nghiên cứu 24 2.5. Sai số và cách khắc phục 27 2.6. Phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu 28 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể anti-Smith dương tính 30 3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới 30 3.1.2. Thời gian mắc bệnh SLE trung bình 32 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân SLE có kháng thể anti-Sm dương tính 33 3.1.4. Đặc điểm triệu chứng toàn thân 34 3.1.5. Đặc điểm da, niêm mạc 35 3.1.6. Đặc điểm hô hấp, tim mạch 36 3.1.7. Đặc điểm cơ xương khớp, tiêu hóa 37 3.1.8. Đặc điểm tâm, thần kinh 37 3.1.9. Đặc điểm một số xét nghiệm cận lâm sàng ở bệnh nhân có kháng thể anti-Sm dương tính 38 3.2. Nhận xét mối lên quan giữa kháng thể anti-Sm với mức độ hoạt động bệnh và tổn thương một số cơ quan 39 3.2.1. Liên quan giữa kháng thể anti-Sm và tổn thương huyết học 39 3.2.2. Liên quan giữa kháng thể anti-Sm và tổn thương thận 41 3.2.3 Liên quan giữa kháng thể anti-Sm với nồng độ bổ thể 42 3.2.4. Mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm với hiệu giá tự kháng thể khác 43 3.2.5. Mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm với thang điểm SLEDAI 45 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể anti-Sm dương tính 47 4.1.1. Tuổi và giới 47 4.1.2. Thời gian mắc bệnh 49 4.1.3. Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân SLE có kháng thể anti-Sm dương tính 49 4.1.4. Đặc điểm một số xét nghiệm ở bệnh nhân SLE có kháng thể anti-Sm dương tính 54 4.2. Mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm với mức độ hoạt động bệnh và tổn thương một số cơ quan 55 4.2.1. Liên quan giữa kháng thể anti-Sm với tổn thương huyết học 55 4.2.2. Liên quan giữa kháng thể anti-Sm với tổn thương thận 57 4.2.3. Liên quan giữa kháng thể anti-Sm với nồng độ bổ thể 59 4.2.4. Liên quan giữa kháng thể anti-Sm với một số tự kháng thể khác 60 4.2.5. Liên quan giữa kháng thể anti-Sm với mức độ hoạt động bệnh 62 KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectlupus ban đỏ hệ thốngvi_VN
dc.subjectkháng thể anti-Smithvi_VN
dc.subjectanti-Smvi_VN
dc.subjectSLEvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KHÁNG THỂ ANTI-SMITH Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.