Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3335
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần Minh, Điển-
dc.contributor.advisorTrần Phan, Ninh-
dc.contributor.authorĐoàn Duy, Khánh-
dc.date.accessioned2022-01-04T06:09:21Z-
dc.date.available2022-01-04T06:09:21Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3335-
dc.description.abstractViêm tiểu phế quản (VTPQ) là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) phổ biến, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhẹ tới nặng, có thể suy hô hấp đe dọa đến tính mạng của trẻ.1 Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, nguyên nhân thường gặp gây VTPQ là virus hợp bào hô hấp (RSV), chiếm khoảng trên 50% trường hợp; ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng hay gặp là virus cúm, á cúm, adenovirus, rhinovirus và vi khuẩn không điển hình là Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae.2 Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 150 triệu ca mới mắc hàng năm, 11 - 20 triệu (7% - 13%) trong số đó là những trường hợp nặng, cần phải nhập viện. Trong số các trẻ nhập viện, tỷ lệ tử vong chung là 1% - 7% và có thể lên tới 40% ở nhóm trẻ có nguy cơ cao.3 Việc phân loại mức độ nặng của bệnh rất cần thiết để có thể điều trị kịp thời tránh những diễn biến xấu cho bệnh nhi. Bên cạnh đó việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh giúp cho quá trình tiên lượng là điều quan trọng. Theo các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, mức độ nặng của bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như: tuổi mắc bệnh, tuổi thai, cân nặng khi sinh thấp, các bất thường bẩm sinh kèm theo (bất thường đường thở bẩm sinh, tim bẩm sinh có huyết động thay đổi, bệnh phổi mạn tính…), tuổi mẹ trẻ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, bố, mẹ hút thuốc lá, điều kiện kinh tế kém, dịch vụ y tế tại địa phương.4 Thăm dò cận lâm sàng trong viêm tiểu phế quản như X - quang lồng ngực và tìm hiểu vai trò của nó trong viêm tiểu phế quản cũng đã được các tác giả nước ngoài đề cập trong các nghiên cứu. Một số nghiên cứu cho rằng không nên chụp X - quang thường quy với các trường hợp viêm tiểu phế quản, và khuyến cáo rằng chụp X - quang lồng ngực chỉ nên được thực hiện trong trường hợp bệnh diễn biến lâm sàng bất thường, đáp ứng điều trị chậm hoặc cần chẩn đoán phân biệt.5–7 Một nghiên cứu tổng quan của Bordley và cộng sự tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, trong đó thử nghiệm của Shaw và cộng sự chỉ ra rằng những bệnh nhân có xẹp phổi trên X - quang lồng ngực có mức độ nghiêm trọng của bệnh cao gấp 2,7 lần (95% CI: 1,97 - 3,7) so với những bệnh nhân không có dấu hiệu này trên X - quang lồng ngực.8 Nghiên cứu khác của Dawson và cộng sự lại chứng minh rằng không có mối tương quan giữa những dấu hiệu bất thường trên phim X - quang lồng ngực và mức độ nghiêm trọng của bệnh.9,10 Tại Việt Nam, các dữ liệu nghiên cứu về vai trò của X - quang lồng ngực trong viêm tiểu phế quản còn hạn chế. Nghiên cứu của Hồ Chí Thanh năm 2002 có thống kê các hình ảnh thường gặp trong viêm tiểu phế quản tuy nhiên không tìm hiểu đến mối liên quan giữa những hình ảnh này và các mức độ lâm sàng của bệnh.11 Năm 2004 Phạm Thị Minh Hồng cũng nghiên cứu trên các bệnh nhân viêm tiểu phế quản tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và nhận thấy hình ảnh xẹp phổi trên X - quang lồng ngực có liên quan đến mức độ nặng của bệnh.12 Trong thực hành lâm sàng thì chụp X - quang lồng ngực cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định khá rộng rãi, các bác sỹ sẽ tìm hiểu các tổn thương đặc hiệu trên phim chụp như tình trạng ứ khí, xẹp phổi… Tuy nhiên, đồng thời cũng phải tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh X - quang lồng ngực và mức độ nặng của viêm tiểu phế quản, điều này giúp cho các bác sỹ lâm sàng thực hiện tốt hơn chẩn đoán mức độ bệnh và can thiệp điều trị phù hợp. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “ Mối liên quan giữa hình ảnh X - quang lồng ngực với mức độ nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương ” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X - quang lồng ngực của viêm tiểu phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét mối liên quan giữa hình ảnh X - quang lồng ngực và mức độ nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Bệnh viêm tiểu phế quản 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Đặc điểm sinh lý bệnh. 3 1.1.3. Lâm sàng 6 1.1.4. Chẩn đoán 7 1.1.5. Phân loại mức độ nặng 8 1.1.6. Điều trị viêm tiểu phế quản 12 1.2. Thăm dò chẩn đoán hình ảnh bệnh lý hô hấp 12 1.2.1. X - quang lồng ngực 12 1.2.2. Siêu âm phổi - màng phổi 14 1.2.3. CT Scanner lồng ngực 16 1.2.4. MRI lồng ngực 17 1.3. X - quang lồng ngực trong viêm tiểu phế quản 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3. Nội dung nghiên cứu 27 2.4. Các biến nghiên cứu 28 2.5. Xử lý số liệu 32 2.6. Khống chế sai số 33 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm chung 34 3.1.1. Các đặc điểm tuổi, giới, địa dư 34 3.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng và tiền sử sản khoa 35 3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X - quang ngực 36 3.2.1. Phân loại mức độ bệnh 36 3.2.2. Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện 36 3.2.3. Triệu chứng khởi phát 37 3.2.4. Triệu chứng cơ năng lúc vào viện 38 3.2.5. Triệu chứng thực thể 39 3.2.6. Mức độ bệnh và một số yếu tố liên quan 40 3.2.7. Hình ảnh X - quang ngực 41 3.3. Liên quan giữa hình ảnh X - quang ngực với mức độ nặng của bệnh 41 3.3.1. Hình ảnh ứ khí và mức độ bệnh 41 3.3.2. Hình ảnh ứ khí theo nhóm tuổi 42 3.3.3. Hình ảnh ứ khí theo thời gian bị bệnh 42 3.3.4. Hình ảnh ứ khí với 1 số dấu hiệu lâm sàng 43 3.3.5. Hình ảnh ứ khí với thời gian điều trị 44 3.3.6. Hình ảnh xẹp phổi và mức độ bệnh 45 3.3.7. Hình ảnh xẹp phổi và thời gian điều trị bệnh 45 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46 4.1. Đặc điểm bệnh nhân 46 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 46 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 47 4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo địa giới 47 4.2. Một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X - quang ngực của VTPQ 48 4.2.1. Các dấu hiệu lâm sàng và thể bệnh 48 4.2.2. Hình ảnh X - quang ngực 53 4.3. Liên quan giữa hình ảnh X - quang ngực với mức độ nặng của bệnh 56 4.3.1. Mối liên quan giữa hình ảnh ứ khí với mức độ bệnh và một số dấu hiệu lâm sàng 56 4.3.2. Mối liên quan giữa hình ảnh ứ khí với thời gian điều trị 58 4.3.3. Mối liên quan giữa hình ảnh xẹp phổi với mức độ bệnh và thời gian điều trị 59 KẾT LUẬN 63 KHUYẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectXquang lồng ngực, Nhi khoavi_VN
dc.subjectViêm tiểu phế quản, Mức độ nặngvi_VN
dc.titleMối liên quan giữa hình ảnh X - quang lồng ngực với mức độ nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSDoanDuyKhanh.pdf
  Restricted Access
1 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021THSDoanDuyKhanh.docx
  Restricted Access
526.37 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.