Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3316
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐỗ, Đào Vũ-
dc.contributor.authorHà, Thị Thu Loan-
dc.date.accessioned2021-12-31T03:03:31Z-
dc.date.available2021-12-31T03:03:31Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3316-
dc.description.abstractTật nứt đốt sống bẩm sinh (Nứt đốt sống bẩm sinh) là dị tật xảy ra do ống thần kinh không đóng kín trong vòng 25 ngày đầu của thai kì. Tật nứt đốt sống bẩm sinh chia làm hai thể chính: thể hở (nứt đốt sống bẩm sinh aperta) và thể kín (nứt đốt sống bẩm sinh occulta) với các biểu hiện, triệu chứng lâm sàng và mức độ rất khác nhau1. Trước đây, các người bệnh tật nứt đốt sống thường chết sớm. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học, y học, tỷ lệ các người bệnh này sống sót tới tuổi trưởng thành càng ngày càng cao. Chi phí y tế dành cho người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh tăng dần theo từng năm. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, chi phí dành cho người bị nứt đốt sống tăng từ 236,000 lên tới 319,000 đô la Mỹ trong vòng 20 năm qua2. Những người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh tìm đến các cơ sở y tế với nhiều triệu chứng khác nhau tuy nhiên tiểu không tự chủ là vấn đề thường gặp hơn cả. Cụ thể, hơn 90% người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng đường tiểu dưới3 và chi phí để điều trị riêng vấn đề này chiếm tới 20,1% chi phí y tế chăm sóc y tế cho nhóm người bệnh này4. Các biến chứng đường tiểu có thể gặp nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị đúng như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, trào ngược bàng quang niệu quản, ung thư bàng quang, rối loạn chức năng tình dục, suy thận3. Suy thận là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tật nứt đốt sống mọi lứa tuổi5. Có tới 50% người bệnh tật nứt đốt sống bẩm sinh bị suy thận trước 3 tuổi, tỷ lệ này có thể cải thiện nếu người bệnh được điều trị sớm và đúng cách. Hiện nay phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh có nhiều biện pháp bao gồm điều trị dùng thuốc, điều trị không dùng thuốc kết hợp các biện pháp thoát nước tiểu phù hợp. Việc điều trị, theo dõi bàng quang đúng cách là mục tiêu quan trọng trong phục hồi chức năng ở nhóm người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng đường tiết niệu trên và giảm chi phí chăm sóc y tế. Tại Việt Nam, người bệnh nứt đốt sống bẩm sinh thường được phát hiện muộn, rải rác ở nhiều chuyên ngành khác nhau, do đó việc phục hồi chức năng thống nhất, lâu dài, đúng phương pháp cho nhóm đối tượng này còn nhiều hạn chế và hậu quả là không ít trường hợp bị biến chứng nặng nề. Theo khảo sát của chúng tôi, mới chỉ có một số nghiên cứu ban đầu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng cho nhóm người bệnh này, chưa có nhiều bài báo đánh giá kết quả phục hồi chức năng người bệnh một cách đầy đủ. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh” với hy vọng đem lại bức tranh toàn cảnh ban đầu về bệnh lý góp phần cung cấp bằng chứng khoa học trong phục hồi chức năng lâu dài cho nhóm đối tượng này. Nghiên cứu chúng tôi có hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh tại trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về tật nứt đốt sống 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Dịch tễ 3 1.1.3. Phân loại 4 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh 5 1.2. Giải phẫu-sinh lý chức năng tiểu tiện 9 1.2.1. Giải phẫu não bộ 9 1.2.2. Các trung tâm tích hợp tiểu tiện 9 1.3. Triệu chứng đường tiểu dưới ở người bệnh tật nứt đốt sống 11 1.3.1. Đại cương về triệu chứng đường tiểu dưới 11 1.3.2.Triệu chứng lâm sàng triệu chứng đường tiểu dưới 12 1.3.3. Đánh giá mức độ rối loạn chức năng đường tiểu dưới. 13 1.4. Các thăm dò cận lâm sàng đánh giá đặc điểm rối loạn tiểu tiện và các biến chứng tiết niệu ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh 14 1.4.1. Niệu động học 14 1.4.2. Siêu âm hệ tiết niệu 14 1.5. Phân loại bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh 15 1.5.1. Bàng quang thần kinh tăng hoạt 15 1.5.2. Bàng quang thần kinh giảm hoạt 16 1.6. Các biến chứng tiết niệu ở người bệnh tật nứt đốt sống 17 1.7 Điều trị triệu chứng đường tiểu dưới ở người bệnh tật nứt đốt sống 19 1.7.1. Mục tiêu điều trị 57 19 1.7.2. Một số phương pháp điều trị 19 1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng bàng quang 24 1.9. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 25 1.9.1. Các nghiên cứu trên thế giới 25 1.9.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 27 CHƯƠNG 2 28 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.2. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh 28 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và ước tính cỡ mẫu 28 2.3.3. Các bước tiến hành 29 2.3.4. Một số khái niệm, tiêu chuẩn chẩn đoán áp dụng trong đề tài 31 2.3.4.1. Chẩn đoán tật nứt đốt sống bẩm sinh……………………………31 2.3.4.4.Tiêu chuẩn đánh giá phục hồi chức năng bàng quang thần kinh có hiệu quả 32 2.3.5. Sơ đồ nghiên cứu 35 2.3.6. Thực hiện thu thập số liệu. 37 2.3.7. Vật liệu và công cụ nghiên cứu 37 2.3.8. Các biến số 38 2.3.9. Sai số và các phương pháp khống chế sai số 40 2.3.10. Xử lý số liệu 41 2.3.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 42 CHƯƠNG 3 43 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43 3.1.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 43 3.1.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu 43 3.1.3. Đặc điểm vị trí tổn thương của đối tượng nghiên cứu 44 3.1.4. Đặc điểm loại tổn thương của đối tượng nghiên cứu 45 3.1.5. Phân loại bàng quang thần kinh của đối tượng nghiên cứu 46 3.1.6. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 46 3.1.7. Triệu chứng đường tiểu dưới của các đối tượng nghiên cứu 47 3.1.8. Phương pháp thoát nước tiểu của đối tượng nghiên cứu . 48 3.1.9. Đặc điểm về điều trị của đối tượng nghiên cứu 48 3.2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang trên người bệnh nứt đốt sống bẩm sinh 49 3.2.1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang dựa trên triệu chứng lâm sàng 49 3.2.2. Đánh giá biến chứng tiết niệu tại các thời điểm nghiên cứu 52 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh. 56 CHƯƠNG 4 60 BÀN LUẬN 60 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 60 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 60 4.1.2. Đặc điểm về các thể bệnh trên lâm sàng 61 4.1.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bị tật nứt đốt sống 62 4.1.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới của các bệnh nhân trong nghiên cứu. 64 4.1.5. Đặc điểm điều trị của các bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu 65 4.2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh trên các bệnh nhân nứt đốt sống bẩm sinh 66 4.2.1. Đánh giá kết quả điều trị trên biểu hiện lâm sàng 66 4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị trên các biến chứng đường tiểu 69 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh nứt đốt sống bẩm sinh 74 4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi lên kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh 74 4.3.2. Ảnh hưởng của giới lên kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh 75 4.3.3. Ảnh hưởng địa chỉ cư trú các bệnh nhân lên kết quả điều trị 76 4.3.4. Ảnh hưởng của tuân thủ điều trị lên kết quả điều trị 76 4.3.5. Ảnh hưởng của quá trình đặt thông lên kết quả điều trị 77 4.3.6. Ảnh hưởng của tình trạng táo bón lên kết quả điều trị 77 4.3.7. Ảnh hưởng của liệt hai chân lên kết quả điều trị 78 4.3.8. Ảnh hưởng của tái khám định kỳ lên kết quả điều trị 78 KẾT LUẬN 80 KHUYẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 1 9vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectnứt đốt sống bẩm sinhvi_VN
dc.subjectphục hồi chức năng bàng quang thần kinhvi_VN
dc.titleĐánh giá kết quả phục hồi chức bàng quang thần kinh ở người bệnh nứt đốt sống bẩm sinhvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NThathithuL.docx
  Restricted Access
2.18 MBMicrosoft Word XML
2021NThathithuL.pdf
  Restricted Access
1.65 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.