Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3288
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. NGUYỄN THỊ BẠCH, YẾN-
dc.contributor.authorCAO THỊ, THIỆN-
dc.date.accessioned2021-12-27T06:09:45Z-
dc.date.available2021-12-27T06:09:45Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3288-
dc.description.abstractMục Tiêu So sánh kết quả kiểm soát huyết áp sau 03 tháng can thiệp giữa nhóm bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị thường quy so với nhóm điều trị thường quy kèm thêm tư vấn trực tiếp của nhân viên y tế tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng với thời gian theo dõi 03 tháng tại bệnh viện huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 170 bệnh nhân THA đang được điều trị ngoại trú và huyết áp chưa được kiểm soát được (HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg) được phân vào 2 nhóm, nhóm can thiệp tư vấn trực tiếp của nhân viên y tế (85 bệnh nhân) và nhóm chăm sóc thường quy (85 bệnh nhân). Bệnh nhân nhóm can thiệp tái khám định kỳ theo thường quy và được nhân viên y tế tư vấn mỗi tháng một lần, nội dung bao gồm: đo huyết áp, đánh giá thực hành thay đổi lối sống, ước tính tuân thủ thuốc và giáo dục cho bệnh nhân về bệnh tật, cách điều trị và thay đổi lối sống thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi KAP (đánh giá hiểu biết và thực hành lối sống), thang điểm Morisky 8 câu hỏi (để đánh giá tuân thủ điều trị), bộ tranh lật (để tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân nhóm can thiệp). Bệnh nhân nhóm chứng được tái khám định kỳ như thường quy mà không có sự tư vấn sâu của nhân viên y tế. Kết cục chính là sự khác biệt về huyết áp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm theo dõi 03 tháng. Kết quả: So với nhóm chứng, tỷ lệ đạt HAMT ở nhóm can thiệp cao hơn ở cả 3 thời điểm sau can thiệp 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, tuy nhiên sự khác biệt ở 2 thời điểm cuối chưa có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05). Hiệu số HATT và HATr trước – sau can thiệp ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng ( 14,2 ± 16,8 và 4,3 ± 13,9 so với 12,4 ± 18,7 và 2,9 ± 12,8, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05). Sau can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân ở nhóm có tư vấn của nhân viên y tế tăng lên so với trước can thiệp, cao hơn so với nhóm chăm sóc thường quy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tư vấn của nhân viên y tế đã làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương nhiều hơn so trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, sự can thiệp làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA không kiểm soát được so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp. 1.1.1. Tổng quan về tăng huyết áp 1.1.2. Dịch tễ tăng huyết áp và kiểm soát tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam. 1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. 1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát huyết áp. 1.2. Các giải pháp can thiệp để tăng cường hiệu quả kiểm soát tăng huyết áp 1.2.1. Tổng quan một số giải pháp can thiệp kiểm soát tăng huyết áp 1.2.2. Giải pháp can thiệp tư vấn của điều dưỡng và tuân thủ điều trị. 1.2.3. Giới thiệu về bộ công cụ sử dụng trong can thiệp tư vấn của điều dưỡng của dự án phòng chống bệnh tăng huyết áp. 1.3. Một số nghiên cứu về vai trò tư vấn, nâng cao nhận thức hiểu biết trong tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp. 1.3.1. Trên thế giới 1.3.2. Tại Việt Nam 1.4.Tổng quan về địa điểm nghiên cứu Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2. Đối tượng nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.2. Cỡ mẫu 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu 2.3.4. Các bước tiến hành 2.4. Xử lý số liệu 2.5. Quy trình kĩ thuật và các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 2.5.1. Quy trình phỏng vấn đối tượng nghiên cứu 2.5.2. Quy trình đo huyết áp 2.5.3. Quy trình đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng 2.5.4. Tiêu chuẩn về huyết áp mục tiêu 2.5.5. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì 2.5.6. Tiêu chuẩn hoạt động thể lực 2.5.7. Tiêu chuẩn uống rượu bia 2.5.8. Tiêu chuẩn ăn mặn 2.5.9. Tiêu chuẩn đánh giá sự tuân thủ thuốc theo thang điểm Morisky - 8 2.5.10. Tiêu chuẩn về điều chỉnh thuốc của bác sĩ. 2.5.11. Hiệu số huyết áp. 2.6. Sai số và phương pháp hạn chế sai số 2.6.1. Sai số 2.6.2. Các biện pháp hạn chế sai số 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Một số đặc điểm chung của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu. 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu 3.2. So sánh kết quả kiểm soát huyết áp giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. 3.2.1. So sánh tỷ lệ kiểm soát huyết áp giữa 2 nhóm 3.2.2. Thay đổi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của 2 nhóm trước và sau can thiệp. 3.2.3. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của 2 nhóm 3.2.4. Kiến thức chung của bệnh nhân về bệnh tăng huyết áp. 3.3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát huyết áp của hai nhóm bệnh nhân trên. 3.3.1. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và đặc điểm chung của bệnh nhân 3.3.2. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và bệnh đái tháo đường đi kèm 3.3.3. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và điều chỉnh thuốc của bác sĩ. 3.3.4. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân 3.3.5. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và tuân thủ điều trị 3.3.6. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và đặc điểm lối sống của bệnh nhân CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 4.2. Kết quả kiểm soát huyết áp giữa 2 nhóm nghiên cứu 4.2.1. Kết quả kiểm soát huyết áp giữa 2 nhóm sau can thiệp 4.2.2. Kết quả thay đổi kiến thức về tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của 2 nhóm nghiên cứu sau can thiệp. 4.3. Các yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp 4.3.1. Mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp và tuân thủ điều trị. 4.3.2. Mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp và điều trị của bác sĩ. 4.3.3. Mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp và đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân 4.3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của bệnh nhân và kiểm soát huyết áp. 4.3.5. Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường đi kèm và kiểm soát huyết áp. 4.3.6. Mối liên quan giữa đặc điểm lối sống và kiểm soát huyết áp 4.3.7. Mối liên quan giữa tác dụng phụ của thuốc và kiểm soát huyết áp. 4.4. Một số đóng góp mới và hạn chế của đề tài. 4.4.1. Một số điểm mới và tính ứng dụng của đề tài. 4.4.2. Hạn chế của đề tài nghiên cứu. KẾT LUẬN 85 KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTim mạchvi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleTƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRỰC TIẾP TRONG KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN LỤC NGẠNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
CAO THỊ THIỆN IN 4Q 22 - 11 ( Sau BV).docx
  Restricted Access
2.34 MBMicrosoft Word XML
CAO THỊ THIỆN IN 4Q 22 - 11 ( Sau BV)-converted.pdf
  Restricted Access
2.02 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.