Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3273
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyen Van, Tuan | - |
dc.contributor.advisor | Nguyen Xuan, Hoi | - |
dc.contributor.author | Vu Thi My, Hanh | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-23T05:06:10Z | - |
dc.date.available | 2021-12-23T05:06:10Z | - |
dc.date.issued | 2021-11-04 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3273 | - |
dc.description.abstract | Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm được chỉ định cho các cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên. Theo Viện Sức khỏe và Chăm sóc chất lượng cao Quốc gia Anh 2014, mỗi chu kì thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ thành công khoảng 20-35%, tỷ lệ cộng dồn sau 3 chu kì là 45-53%.1 Do vậy, bệnh nhân vô sinh gặp nhiều vấn đề trong quá trình hỗ trợ sinh sản, trong đó đáng chú ý là sự tốn kém về kinh phí, sự mệt mỏi trong quá trình điều trị cùng áp lực tâm lý từ phía gia đình, xã hội. Trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, người phụ nữ chịu áp lực nhiều hơn nam giới và tỷ lệ rối loạn tâm thần cao hơn được ghi nhận. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2004) nghiên cứu phụ nữ vô sinh Đài Loan thấy tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần nói chung là 40,2%, rối loạn cảm xúc là 26,8%, rối loạn lo âu là 28,6%, trong đó phối hợp đồng mắc tương đối phổ biến.2 Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ vô sinh dao động khoảng 10,9-52,21%.3,4 Hơn nữa, rối loạn trầm cảm xuất hiện trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản có ảnh hưởng lên tỷ lệ sinh sống thấp hơn so với nhóm không trầm cảm.5 Do vậy những nhà lâm sàng cần nhận biết sớm các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Một số nghiên cứu về đặc điểm về hôn nhân, sinh sản hay đặc điểm nhân khẩu xã hội có thể dự báo được tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn đã được nghiên cứu trên thế giới như tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian kết hôn, thời gian điều trị, nguyên nhân vô sinh, áp lực từ phía người thân,….Tuy nhiên không ít nghiên cứu không tìm được mối liên quan này. Việc nghiên cứu những mối liên quan giữa những đặc điểm đó và rối loạn trầm cảm giúp dự báo tỷ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân nữ điều trị hỗ trợ sinh sản để từ đó phát hiện sớm và điều trị thích hợp. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | trầm cảm | vi_VN |
dc.subject | thu tinh trong ống nghiệm | vi_VN |
dc.title | Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021NTVuThiMyHanh.docx Restricted Access | 533.58 kB | Microsoft Word XML | ||
2021NTVuThiMyHanh.pdf Restricted Access | 1.64 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.