Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3268
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Thị Anh Đào-
dc.contributor.authorVũ, Thị Trúc-
dc.date.accessioned2021-12-23T03:58:08Z-
dc.date.available2021-12-23T03:58:08Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3268-
dc.description.abstractĐẶT VẤN ĐỀ Quá sản niêm mạc tử cung là một bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi tiền mãn kinh, 10% các bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh liên quan đến QSNMTC, ở bệnh nhân mãn kinh ra máu tỷ lệ này là 6%1. Bệnh thường có biểu hiện nghèo nàn, chủ yếu là rối loạn kinh nguyệt. QSNMTC hay gặp ở những chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) không phóng noãn, Hiện tượng RKRH trong QSNMTC là do nội mạc tử cung (NMTC) chịu tác động đơn độc liên tục kéo dài của estrogen mà không có sự tác động kế tiếp hiệp đồng đối kháng của progesteron. Do đó NMTC phát triển dày lên không chế tiết và khi bong không gọn, không triệt để, do đó gây nên tình trạng chảy máu kéo dài. QSNMTC có tiềm năng trở thành ung thư NMTC nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị đúng đắn, kịp thời2 Ở Việt Nam cho tới nay, mặc dù chưa có những thống kê chính thức trên toàn quốc, nhưng qua số liệu ghi nhận được ở Hà Nội năm 1991 – 1992, ung thư NMTC có tỉ lệ là 10,2/ 100000 dân, tương đương với con số ghi nhận được ở Nhật Bản là 10,9 / 100 000 dân trong cùng thời kỳ3,4 Tại các nước công nghiệp phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi ung thư NMTC có tỉ lệ cao nhất, nếu như trong những năm trước thập niên 60 của thế kỉ 20, tỉ lệ ung thư NMTC/ ung thư CTC là 1/3 thì trong những năm cuối thế kỉ 20 tỉ lệ này là 1/15. Do triệu chứng lâm sàng quá nghèo nàn thường chỉ có chậm kinh, sau đó là RKRH nên để chẩn đoán chính xác QSNMTC không thể chỉ dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. Các phương pháp thăm dò cận lâm sàng được sử dụng chẩn đoán QSNMTC có tính chuyên biệt cao. Đó là nạo sinh thiết buồng tử cung, siêu âm tử cung đo độ dày của NMTC, soi buồng tử cung để đánh giá chính xác tổn thương NMTC và cũng giúp định hướng lấy sinh thiết vùng NMTC bệnh lý. Điều trị và theo dõi QSNMTC cũng rất phức tạp đòi hỏi phải kiên nhẫn. Điều trị bảo tồn hay cắt bỏ tử cung là điều các thầy thuốc phụ khoa phải cân nhắc. Dựa vào các yếu tố: tuổi của bệnh nhân, nhu cầu sinh đẻ, sự hợp tác của bệnh nhân với thầy thuốc và nhất là bản chất QSNMTC điển hình hay không điển hình để quyết định phương hướng điều trị. Điều trị bảo tồn có thể dùng thuốc (đơn giản và dễ sử dụng nhất là các loại progestin) hoặc loại bỏ NMTC bằng các phương pháp khác như: đốt điện, đốt nhiệt và đốt laser NMTC v.v… Khi điều trị bảo tồn không kết quả phải chuyển sang điều trị ngoại khoa cắt bỏ tử cung vì QSNMTC có thể tiến triển thành ung thư NMTC trong 5, 10 thậm chí 20 năm sau đó. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã sử dụng DCTC chứa progestin với tên thương mại thường dùng là Mirena để điều trị QSNMTC và cho nhiều kết quả khả quan5. Do vậy, để có thêm bằng chứng về hiệu quả điều trị rong kinh rong huyết do QSNMTC bằng DCTC Mirena, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu kết quả điều trị rong kinh rong huyết do quá sản niêm mạc tử cung điển hình tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân quá sản niêm mạc tử cung điển hình tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. 2. Đánh giá kết quả điều trị các trường hợp trên bằng dụng cụ tử cung Mirena. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tất cả những bệnh nhân đặt dụng cụ tử cung Mirena để điều trị bệnh lý quá sản niêm mạc tử cung điển hình. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân QSNMTC có giải phẫu bệnh lý là QSNMTC điển hình, đồng ý tham gia nghiên cứu và theo dõi sau đặt DCTC Mirena ở thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có các chống chỉ định đặt dụng cụ tử cung và các chống chỉ định của điều trị nội tiết progesterone như: + Nhiễm khuẩn đường sinh dục + Tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung + Bệnh lý mãn tính: lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu cơ tim, tắc mạch hoặc tiền sử tắc mạch, chứng đau nửa đầu nặng, khối u gan hoặc suy giảm chức năng gan + Buồng tử cung rộng từ 10cm trở lên + Đang muốn có thai tiếp trong thời gian tới + Chưa có con hoặc không muốn đặt DCTC 2.1.3. Tiêu chuẩn ngừng nghiên cứu - Bản thân các đối tượng nghiên cứu: có quyền không tiếp tục tham gia nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào. 2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 7/2020 đến tháng 2/2021 - Địa điểm: Khoa Phụ A5, khoa khám thường và dịch vụ – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc. 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn toàn bộ, lựa chọn tất cả các bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. 2.2.3. Công cụ nghiên cứu Bộ công cụ để thu thập số liệu gồm có phiếu phỏng vấn khách hàng và phiếu nhật ký ghi lại các triệu chứng và các tác dụng phụ xảy ra sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng khi đặt dụng cụ tử cung Mirena. KẾT LUẬN Từ các kết quả thu được thông qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân quá sản niêm mạc tử cung điển hình tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội -Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân QSNMTC là 41,3 ± 4,4 tuổi.  100,0% bệnh nhân có rối loạn kinh nguyệt: rong kinh hoặc rong huyết hoặc cường kinh. Trong đó rong kinh gặp nhiều nhất chiếm 67,7%, cường kinh chiếm 41,9% và rong huyết chiếm 32,3%.  Có tới 89,3% bệnh nhân có NMTC dày > 9 mm. Không có bệnh nhân nào có NMTC < 5 mm. Độ dài BTC chủ yếu là 7-9 cm chiếm 87,2% và > 9 cm chiếm 9,6%.  Có 24/31 bệnh nhân có thiếu máu chiếm 77,4% trong đó có 45,1% thiếu máu nhẹ và 32,3% thiếu máu trung bình. 2. Kết quả điều trị các trường hợp trên bằng dụng cụ tử cung Mirena - Hiệu quả điều trị sơ bộ của dụng cụ tử cung Mirena đối với bệnh lý QSNMTC đạt 90,3% trong 6 tháng theo dõi. Sau đặt DCTC Mirena trong vòng 3 tháng đầu có 3 bệnh nhân tụt DCTC, đều là các bệnh nhân có u xơ tử cung kèm theo chiếm 9,7%.  Chiều dài trung bình buồng tử cung của nhóm không tụt Mirena là 8,0 ± 0,5 cm ngắn hơn so với nhóm bị tụt Mirena là 9,2 ± 0,3 cm. - Độ dày niêm mạc tử cung giảm dần, số ngày ra kinh, lượng kinh giảm dần có ý nghĩa thống kê sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng điều trị với p < 0,05 và p<0,01.  Có 12/31 bệnh nhân có ra khí hư chiếm 38,7% và có 4/31 bệnh nhân có giảm ham muốn TD chiếm 12,9%.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectQuá sản niêm mạc tử cung điển hìnhvi_VN
dc.subjectDụng cụ tử cung Mirenavi_VN
dc.titleNghiên cứu kết quả điều trị rong kinh rong huyết do quá sản niêm mạc tử cung điển hình bằng dụng cụ tử cung Mirena tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nộivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
FILE_4566.pdf
  Restricted Access
1.48 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
FILE_6167.docx
  Restricted Access
1.41 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.