Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3226
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Quốc, Thái-
dc.contributor.authorThân Đức Tài, Nhân-
dc.date.accessioned2021-12-21T05:57:52Z-
dc.date.available2021-12-21T05:57:52Z-
dc.date.issued2021-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3226-
dc.description.abstractMục tiêu: Đánh giá nguy cơ chảy máu theo thang điểm ARC – HBR ở bệnh nhân ACS được can thiệp ĐMV qua da tại viện Tim mạch Việt Nam từ 8/2020 - 8/2021 và so sánh giá trị dự báo chảy máu nặng bằng thang điểm ARC – HBR trong thời gian nghiên cứu với thang điểm PRECISE – DAPT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát gồm 235 bệnh nhân với chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp và được can thiệp động mạch vành qua da thành công tại Viện tim mạch Việt Nam từ 8/2020 đến 8/2021. Kết quả: có 93 bệnh nhân (39,6%) được phân loại nhóm nguy cơ chảy máu cao và 142 bệnh nhân (60,4%) thuộc nhóm không có nguy cơ chảy máu cao. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 66,9 tuổi trong đó đối tượng bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao có độ tuổi trung bình là 75,5 cao hơn so với đối tượng không có nguy cơ chảy máu cao ( 61,2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Có 28 bệnh nhân xảy ra biến cố chảy máu nặng khi nằm viện, trong đó 21 bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ chảy máu cao theo ARC –HBR. Với bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ chảy máu cao theo phân loại thì có nguy cơ xuất hiện biến cố chảy máu gấp khoảng 5,6 lần so với nhóm không có nguy cơ chảy máu cao (95%CI:2,2 -14,4, p<0,001). Các yếu tố nằm trong thang điểm phân tầng nguy cơ như: dùng OAC dài hạn, suy thận nặng (GRF <30 ml/p/1,73m2), tuổi ≥ 75, thiếu máu nặng cũng cho thấy mối liên quan tới sự tăng nguy cơ chảy máu trong viện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Kết luận: Thang điểm ARC – HBR cần 01 tiêu chuẩn chính và 02 tiêu chuẩn phụ là được phân loại vào nhóm nguy cơ chảy máu cao, thang điểm có độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 65,2%. Ở nhóm nguy cơ chảy máu cao, khả năng xảy ra biến cố chảy máu nặng trong viện cao hơn, với OR=5,6, 95% CI: 2,2 – 14,4 với p<0,001. Khả năng xảy ra biến cố chảy máu trong viện tăng lên so với mức tăng điểm ARC – HBR.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tình hình bệnh mạch vành của Việt Nam và thế giới: 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Tại Việt Nam 3 1.2. Hội chứng mạch vành cấp 4 1.2.1. Đau ngực không ổn định 5 1.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên 5 1.2.3. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên 6 1.2.4. Thái độ xử trí và chiến lược điều trị hội chứng mạch vành cấp 8 1.3. Lịch sử, vai trò, hướng dẫn dùng DAPT sau PCI 9 1.3.1. Lịch sử 9 1.3.2. Guiline hướng dẫn dùng DAPT 10 1.4. Ảnh hưởng của chảy máu đến kết cục và tiên lượng ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp 14 1.5. Các thang điểm đánh giá mức độ chảy máu hiện nay 17 1.5.1. Chẩn đoán chảy máu theo tiêu chuẩn TIMI 17 1.5.2. Chẩn đoán chảy máu theo tiêu chuẩn GUSTO 17 1.5.3. Chẩn đoán chảy máu theo Hiệp hội nghiên cứu học thuật về chảy máu BARC 18 1.6. Một số thang điểm tiên lượng nguy cơ chảy máu 19 1.6.1. Thang điểm PRECISE-DAPT 19 1.6.2. Thang điểm ARC – HBR 20 1.7. Các nghiên cứu về biến cố chảy máu sau PCI 28 1.8. Các nghiên cứu về thang điểm tiên lượng chảy máu ở BN dùng DAPT sau PCI 28 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.2.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu 30 2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 31 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 31 2.2.5. Các định nghĩa, biến số và chỉ số nghiên cứu chính 32 2.2.6. Xử lí số liệu 36 2.3. Đạo đức nghiên cứu 37 2.4. Sơ đồ nghiên cứu 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 39 3.1.1. Đặc điểm chung 39 3.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ và bệnh kèm theo 41 3.1.3. Chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện 41 3.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 42 3.1.5. Một số đặc điểm liên quan thủ thuật PCI của các đối tượng nghiên cứu 43 3.2. Đánh giá nguy cơ chảy máu theo thang điểm ARC – HBR 44 3.2.1. Nguy cơ chảy máu theo thang điểm ARC – HBR 44 3.2.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 2 nhóm Non – HBR và HBR 45 3.2.3. Một số đặc điểm liên quan thủ thuật PCI của các đối tượng nghiên cứu của 2 nhóm Non – HBR và HBR 46 3.3. Biến cố trong thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu. 47 3.3.1 Biến cố tim mạch bất lợi lớn trong thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu 47 3.3.2. Biến cố chảy máu trong thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu 47 3.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố riêng lẻ theo thang điểm ARC – HBR với tình trạng chảy máu nặng trong viện 51 3.3.4. Đánh giá nguy cơ xảy ra biến cố chảy máu theo điểm số của ARC – HBR 52 3.4. So sánh giá trị dự báo chảy máu nặng bằng thang điểm ARC – HBR trong thời gian nghiên cứu với thang điểm PRECISE – DAPT. 53 3.4.1. Đặc điểm của thang điểm PRECISE-DAPT 53 3.4.2. Giá trị dự đoán của Điểm ARC-HBR và PRECISE-DAPT với nguy cơ xảy ra biến cố chảy máu nặng trong thời gian nằm viện 54 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 56 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56 4.1.1. Đặc điểm nhân trắc học và tiền sử của bệnh nhân nghiên cứu. 56 4.1.2. Đặc điểm về chẩn đoán, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị 57 4.1.3. Nguy cơ chảy máu theo thang điểm ARC – HBR 59 4.2 Biến cố trong thời gian nằm viện và thang điểm ARC – HBR 59 4.2.1. Biến cố tim mạch lớn của đối tượng nghiên cứu 59 4.2.2. Biến cố chảy máu trong thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu 60 4.2.3. Mối liên quan giữa tình trạng chảy máu và thang điểm ARC – HBR 62 4.3 So sánh giá trị dự báo biến cố chảy máu nặng của 2 thang điểm ARC – HBR, PRECISE-DAPT 64 4.4. Hạn chế nghiên cứu 66 KẾT LUẬN 68 KIẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTim mạchvi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CHẢY MÁU THEO THANG ĐIỂM ARC – HBR Ở BỆNH NHÂN ACS ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTthanductaiNhan.docx
  Restricted Access
1.51 MBMicrosoft Word XML
2021NTthanductaiNhan.pdf
  Restricted Access
1.53 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.