Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3215
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Trịnh Thị Thái, Hà | - |
dc.contributor.advisor | Nguyễn Thanh, Huyền | - |
dc.contributor.author | CAO THỊ, HẰNG | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-21T04:42:59Z | - |
dc.date.available | 2021-12-21T04:42:59Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3215 | - |
dc.description.abstract | Nắn chỉnh răng ngày càng phổ biến trong điều trị lệch lạc răng, khớp cắn và điều chỉnh thẩm mỹ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng chính, nó còn mang đến nhiều nguy cơ về các vấn đề răng miệng khác: viêm quanh răng, sang chấn men, mất khoáng men răng, tiêu chân, phản ứng tủy, bệnh lý khớp thái dương hàm....1 Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là mất khoáng men răng, biểu hiện bằng những vết trắng (white spot lesions), thường gặp trên bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém. Tỷ lệ kém khoáng hóa lên đến 50%, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và là một trong những nguyên nhân thất bại trong nắn chỉnh răng3. Vấn đề điều trị tổn thương kém khoáng hóa được đặt ra. Theo nghiên cứu, sự tự cải thiện vết trắng sau nắn chỉnh răng cao nhất ở nhóm răng cửa, và trung bình cũng chỉ là 26% sau 8 tuần3. Một nghiên cứu chỉ ra rằng vết trắng vẫn tồn tại 5 năm sau khi tháo khí cụ cố định4. Vì vậy có nhiều phương pháp điều trị được lựa chọn: tái khoáng, nhựa vi xâm nhập, tẩy trắng, trám răng, phục hình thẩm mỹ, vi mài mòn. Biện pháp tái khoáng được biết đến là biện pháp đơn giản nhất, nhưng chỉ điều trị được những vết trắng nhẹ, ở mức ICDAS 1. Nghiên cứu sử dụng biện pháp sử dụng nhựa vi xâm nhập cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả của vi mài mòn sử dụng HCl 6,6% với nhựa vi xâm nhập5. Theo một nghiên cứu khác về tác dụng của vi mài mòn và nhựa vi xâm nhập với độ cứng của men thì thấy sự cải thiện độ cứng của 2 phương pháp là như nhau6. Tuy nhựa vi xâm nhập (ICON) là biện pháp hiện đại, nhưng giá thành cao, chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, hơn nữa, khi sử dụng ICON, chúng ta phải xem xét đến nhu cầu tẩy trắng răng của bệnh nhân sau này. Còn phương pháp tẩy trắng răng thì chỉ định áp dụng cho bệnh nhân từ 18 tuổi, trong khi độ tuổi kết thúc nắn chỉnh răng cố định có thể chỉ từ 13-14 tuổi. Trám răng, hay thẩm mỹ thường áp dụng cho những tổn thương nặng hơn, không thể phục hồi bằng các biện pháp thông thường. Vi mài mòn là biện pháp ít xâm lấn, giá rẻ, phù hợp với điều trị vết trắng do kém khoáng hóa men gây ra. Vi mài mòn là lựa chọn đầu tay trong điều trị vết trắng sau nắn chỉnh răng7, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của biện pháp này, cũng như nghiên cứu về sự phối hợp Fluor với vi mài mòn trong điều trị. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả điều trị vết trắng bằng phương pháp vi mài mòn phối hợp vecni Fluor trên bệnh nhân sau chỉnh nha” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm vết trắng trên răng ở bệnh nhân sau tháo mắc cài tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội và Trung tâm KTC Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt – Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị vết trắng bằng biện pháp vi mài mòn phối hợp vecni Fluor. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Răng Hàm Mặt | vi_VN |
dc.title | HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT TRẮNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI MÀI MÒN PHỐI HỢP VECNI FLUOR TRÊN BỆNH NHÂN SAU CHỈNH NHA | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0855. LV- Cao Thị Hằng - RHM sau bv.pdf Restricted Access | 2.53 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.